Mặc dù tỷ giá Yên Nhật (JPY) hôm nay 24/09/2024 đang phục hồi nhẹ sau 1 tuần tụt dốc dài, nhưng các chuyên gia cho rằng các yếu tố tiêu cực dường như vượt trội hơn lợi thế mà Yên Nhật đang nắm giữa từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất
Hôm nay 1 Yên Nhật (JPY) ước tính quy đổi được 171, 36 đồng tiền Việt (VND), phục hồi nhẹ so với phiên hôm qua. Trong tuần trước, đồng tiền này đã có chuỗi phiên trượt giá dài từ mức tỷ giá 174,43 VND/JPY xuống mốc 171,02 VND/JPY.
Sự thận trọng của Chủ tịch Jerome Powell về tốc độ nới lỏng lãi suất chính sách đang khiến các nhà đầu tư băn khoăn về việc liệu khoảng cách lãi suất Mỹ – Nhật có thu hẹp đủ để hỗ trợ đồng Yên hay không. Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda dường như không vội vàng tăng lãi suất trở lại.
Đồng yên đã tăng giá 12% so với đồng Đô la Mỹ (USD) trong quý này, là đồng tiền có hiệu suất tốt nhất trong số 17 loại tiền tệ được Bloomberg theo dõi. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn cho rằng đợt tăng giá này chỉ là tạm thời.
Những khó khăn mà Yên Nhật phải đối mặt
Dưới đây là các nguyên nhân có thể kìm hãm đà tăng giá của Yên Nhật.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế chậm và dân số già hóa của Nhật Bản đã khuyến khích các nhà quản lý tiền tệ và các công ty Nhật Bản đầu tư vào nơi khác, ngay cả sau khi BOJ kết thúc chính sách lãi suất âm. Trong khi hoạt động mua trái phiếu nước ngoài đã chậm lại trong năm nay, hoạt động đầu tư trực tiếp đã vượt qua mức giảm để duy trì tổng dòng tiền chảy ra nước ngoài ở mức cao là 9,42 nghìn tỷ Yên Nhật (tương đương 66 tỷ USD).
Tình hình tương tự với cán cân thương mại của Nhật Bản. Thâm hụt đã giảm so với mức đỉnh đạt được vào năm 2022, nhưng vẫn ở mức âm trong ba năm theo cơ sở điều chỉnh theo mùa.
Kazushige Kaida, giám đốc bán hàng ngoại hối tại chi nhánh Tokyo của State Street Bank & Trust Company, cho biết: “Xu hướng cơ bản là bán Yên. Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản cho rằng ở bên ngoài Nhật Bản mới dễ dàng kiếm được siêu lợi nhuận”
Toàn bộ đường cong lợi suất của Nhật Bản vẫn thấp hơn lạm phát của quốc gia này ngay cả sau khi BOJ bắt đầu thắt chặt chính sách. Điều này hoàn toàn trái ngược với các nền kinh tế lớn khác như Mỹ, nơi mà lợi suất thực tế được gọi là dương, khiến các thị trường này trở thành điểm đến hấp dẫn cho dòng tiền Nhật Bản.
Việc Fed cắt giảm sâu lãi suất vào ngày 18 tháng 9 vừa qua cũng được coi là nỗ lực của Powell nhằm đảm bảo nền kinh tế Mỹ hạ cánh mềm. Điều đó có thể hạn chế sự suy giảm thêm nữa của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và kiềm hãm mức tăng của đồng Yên Nhật.
Jun Kato, Nhà phân tích thị trường tại Shinkin Asset Management Co. ở Tokyo cho biết: “Đồng Yên Nhật vẫn dễ bị bán tháo vì lợi suất âm của nó. Xét thấy nền kinh tế Mỹ không dễ dàng rơi vào tình trạng giảm tốc đột ngột, do đó khả năng thu hẹp lãi suất thực tế giữa Mỹ và Nhật Bản có thể đang đến giai đoạn cuối.”
BOJ đã giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0,25% vào Thứ sáu vừa qua. Thống đốc Ueda cho biết rủi ro tăng lạm phát từ sự suy yếu của đồng yên đang giảm bớt và điều đó tạo cho ông không gian để cân nhắc chính sách.
Sự nghi ngờ về tính bền vững của đợt tăng giá có thể khiến các nhà đầu cơ suy nghĩ lại về vị thế mua đồng Yên của họ ( vị thế mua Yên trong tháng này đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2021). Lãi suất thấp của Nhật Bản so với các quốc gia khác có nghĩa là các nhà đầu tư phải chịu lỗ ở các vị thế mua dài hạn trừ khi đồng Yên tăng giá đủ để bù đắp chênh lệch lợi suất.
Hideki Shibata, chiến lược gia cao cấp về lãi suất và ngoại hối tại Tokai Tokyo Intelligence Laboratory Co. ở Tokyo cho biết: “Không có khả năng các nhà đầu cơ sẽ xây dựng thêm các vị thế mua đồng Yên dài hạn từ đây. Động lực mua đồng Yên do chênh lệch lãi suất thực giữa Nhật Bản và Mỹ có thể đã đạt đỉnh”.
Tỷ giá 1 man (一万 hay 10.000 Yên) chợ đen 24/09/2024
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.