Theo khảo sát của Chợ Giá, tỷ giá Yên Nhật gần đây dao động trong biên độ hẹp. Sau cơn địa chấn “carry trade” gây biến động mạnh đến thị trường tài chính – tiền tệ toàn cầu, tỷ giá Yên Nhật gần như đi ngang. Trong tuần này, thị trường đang chờ đợi các dữ liệu kinh tế quan trọng của Mỹ và cuộc họp của Nhật Bản để xác định xu hướng tiếp theo của đồng Yên Nhật (JPY)
Hôm nay, 1 Yên Nhật (JPY) ước tính quy đổi được 171,29 đồng Việt Nam (VND)
Tin tức hỗ trợ cho Yên Nhật
Căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông có thể thúc đẩy dòng tiền trú ẩn an toàn vào Yên Nhật khiến đồng tiền này được hỗ trợ.
Bên cạnh đó, Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ công bố hôm thứ Ba cho thấy tăng trưởng giá cả chậm lại, tạo tâm lý lạc quan trên thị trường. Tin tức này đã góp phần đẩy kỳ vọng giảm lãi suất của Mỹ
“Thông tin về PPI chắc chắn là tin tích cực đối với thị trường,” Helen Given, Giám đốc giao dịch tại Monex USA, nhận định.
Thị trường tiền tệ đã trải qua một giai đoạn biến động mạnh kể từ tháng 7 với sự tăng giá đột ngột của đồng Yên Nhật. Nguyên nhân chủ yếu do sự đảo ngược của giao dịch carry trade. Tuy nhiên, với việc đồng Đô la Mỹ giảm so với đồng Yên Nhật xuống mức 146,71, thị trường dường như đã vượt qua giai đoạn biến động mạnh nhất.
Trước đó, tỷ giá Yên Nhật đã giảm xuống mức thấp nhất trong 38 năm vào tháng 7 khi các nhà đầu tư đổ tiền vào giao dịch carry trade, vay tiền Yên Nhật với lãi suất thấp để đầu tư vào các tài sản có lợi suất cao hơn ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, với một loạt các yếu tố diễn ra mới đây, đặc biệt là việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản bất ngờ tăng lãi suất và kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất do thị trường lao động suy yếu, đã đảo ngược xu hướng này, khiến đồng Yên Nhật tăng khoảng 8% kể từ giữa tháng 7.
Các nguồn tin chính phủ cho biết rằng Quốc hội Nhật Bản dự kiến tổ chức một phiên họp đặc biệt vào ngày 23 tháng 8 để thảo luận về quyết định tăng lãi suất của ngân hàng trung ương hồi tháng trước.
“Thị trường muốn thử nghiệm mức độ chấp nhận của việc đồng Yên Nhật tăng giá. Thực tế là chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản vẫn còn rất lớn,” Amo Sahota, Giám đốc của Klarity FX, cho biết. “Thị trường đã bị bán quá mạnh trong thời gian ngắn, nhưng bây giờ đang cố gắng trở lại trạng thái trung lập. Tôi nghĩ rằng thị trường đang di chuyển rất thận trọng, thử thăm dò lại tình hình.”
Tin tức bất lợi cho Yên Nhật
Theo công cụ FedWatch của CME, xác suất Fed cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 9 đã giảm xuống còn 50%, thấp hơn mức 85% tuần trước. Mặc dù thị trường vẫn dự đoán FED sẽ giảm ít nhất là 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 09, nhưng quan chức Fed vẫn đang tiếp tục luận điệu diều hâu.
Thống đốc Fed, Michelle Bowman, cho biết bà vẫn nhìn thấy rủi ro tăng giá đối với lạm phát và thị trường lao động vẫn đang mạnh mẽ. Bà cũng gợi ý rằng Fed có thể không nên cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 9.
Bất kỳ sự suy yếu nào với kỳ vọng giảm lãi suất của FED đều sẽ tạo áp lực giá lên Yên Nhật do chênh lệch lãi suất Mỹ – Nhật Bản vẫn cao
Trong tuần này, thị trường sẽ tập trung vào các dữ liệu kinh tế quan trọng của Mỹ, bao gồm chỉ số giá sản xuất (PPI) đã công bố và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) công bố vào thứ Tư, để tìm kiếm xu hướng cho chính sách của FED
Đồng Yên Nhật vẫn đang giữ thế cân bằng sau cơn địa chấn carry-trade. Nhưng trong tuần này, các tin tức kinh tế của Mỹ có thể ảnh hưởng đến xu hướng đồng Yên trong tương lai gần, các nhà đầu tư cần theo dõi chặt chẽ
Tỷ giá 1 man (一万 hay 10.000 Yên) chợ đen 14/08/2024
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.