Tỷ giá là gì và liệu có đáng lo trong năm nay?

Phản hồi: 1

Hiện nay, trong hầu hết bản tin phân tích chứng khoán mà chúng ta thường đọc đều xuất hiện “sức ép tỷ giá” – đây là thuật ngữ được lặp đi lặp lại. “Vậy tỷ giá là gì? Hiện nay tỷ giá có tăng nữa không?” cũng trở thành câu hỏi nhiều người làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hiện nay.

Trong bối cảnh tỷ giá đô la/ VND tiếp tục tăng, nhiều người đang tự hỏi liệu có đáng lo ngại hay không. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về biến động này, chúng ta cần nhìn vào các yếu tố kinh tế và chính sách đang tác động đến thị trường ngoại tệ của Việt Nam.

suc ep ty gia

Khái niệm về tỷ giá

Theo như các nhà kinh tế thì tỷ giá chính là sự chênh lệch về nguồn cung và cầu giữa đồng tiền nước này với đồng tiền nước khác. Hay hiểu đơn giản hơn, tỷ giá là mức giá tại một thời điểm nhất định mà ở đó đồng tiền của một quốc gia hay vùng lãnh thổ có thể được chuyển đổi sang đồng tiền của quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

Đơn vị của tỷ giá có thể là đơn vị nội tệ hoặc đơn vị ngoại tệ.

Hãy so sánh đồng đô la và đồng Việt Nam hiện nay, khi một lượng tiền Việt Nam trong nền kinh tế tăng lên trong khi đồng đô la giữ nguyên hoặc giảm, điều đó sẽ làm chênh lệch cung và cầu, dẫn đến việc mất giá của đồng tiền Việt so với đồng đô la. Điều này có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các quỹ đầu tư nước ngoài.

Ví dụ như tỷ giá mua đồng đô la bằng tiền vnđ sẽ là 23,890. Tức là nếu bạn bán 1 đô la thì bạn sẽ được trả 23,890 VND.

Tỷ giá sẽ được niêm yết theo thị trường giao dịch, trong đó, đồng tiền yết giá sẽ đứng trước và đồng tiền định giá đứng sau.

Tỷ giá liệu có đáng lo trong năm nay?

Tuy hiện nay tỷ giá có nhiều sự thay đổi và có gây ra một số ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước ta. Nhưng, điều đó không hoàn toàn đáng lo ngại. Bởi, có ba yếu tố có thể hỗ trợ tích cực cho tỷ giá đô la /VND trong năm 2024.


  • Thứ nhất: Tỷ giá đỉnh của năm 2023 vào khoảng 24.800 đồng/ 1 đô la, trong khi tỷ lệ lạm phát tích cực hàng năm là 2 – 3% và theo như tính toán thì mức chấp nhận được của tỷ giá sẽ vào khoảng 25.500 đồng/ 1 đô la.
  • Thứ hai: Do chính sách tiền tệ của Mỹ và Việt Nam đang trái dấu, với khả năng Mỹ sẽ hạ lãi suất trong khi Việt Nam có thể tăng lãi suất trong năm nay.
  • Thứ ba: Dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ tăng trong năm nay. Bởi, chỉ trong 2 tháng đầu năm thì tổng vốn đăng ký cấp mới đã đạt 4,29 tỷ đô la  tăng 38,6% so với năm 2023. Ngoài ra năm nay chúng ta sẽ kỳ vọng vào câu chuyện được đưa vào rổ xem xét nâng hạng thị trường của FTSE. Và khi chúng ta được nâng hạng thành công dự kiến có thể thu hút khoảng 25 tỷ USD vốn đầu tư từ nước ngoài.

Mặc dù có áp lực tăng giá, nhưng đây cũng không phải là chuyện riêng của Việt Nam. Các biến động này cũng phản ánh xu hướng toàn cầu, với việc đồng đô la trở lại mạnh mẽ và áp lực tăng lãi suất. Tuy nhiên, việc điều hành tỷ giá là một phần quan trọng của chính sách tiền tệ, và Nhà nước sẽ tiếp tục can thiệp để đảm bảo ổn định thị trường ngoại tệ và ngoại hối.

Nhìn chung, mặc dù có những áp lực tăng giá, nhưng với những yếu tố hỗ trợ, khả năng tỷ giá sẽ không tăng quá mạnh trong năm nay vẫn khá cao. Việc theo dõi và hiểu rõ các yếu tố kinh tế và chính sách sẽ giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp đối phó tốt với biến động trên thị trường ngoại tệ.

4/5 - (1 bình chọn)