Cuộc đua trong lĩnh vực dược phẩm & chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam

Phản hồi: 1

Chợ giá – Trên thị trường dược phẩm và chăm sóc sức khỏe của Việt Nam: Long Châu, Pharmacity và An Khang đang tham gia vào một cuộc đua sôi nổi để giành lấy thị phần và tạo ra lợi nhuận bền vững. Những đối thủ này đều đang thể hiện những phương thức phát triển riêng biệt, đặc biệt là trong việc áp dụng chiến lược kinh doanh và hiệu suất tài chính.

Long Châu – một trong những chuỗi nhà thuốc lớn nhất tại Việt Nam, đã đạt được thành công đáng kể với hơn 1.600 cửa hàng trên toàn quốc, dẫn đầu các chuỗi nhà thuốc về quy mô. 


cuoc dua trong linh vuc duoc pham o viet nam
Cuộc đua trong lĩnh vực dược phẩm và chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam: Long Châu, Pharmacity và An Khang

Trong năm nay, mục tiêu của Long Châu là khai trương thêm 400 nhà thuốc và 100 trung tâm tiêm chủng mới, nâng tổng số cửa hàng lên 1900 vào cuối năm. Với sự đóng góp lớn trong tổng doanh thu của FPT Retail, Long Châu đã trở thành trụ cột tăng trưởng chính của công ty này, đóng góp 50% vào tổng số doanh thu 31.850 tỷ đồng của FPT Retail trong năm 2023. Long Châu cũng đã hòa vốn và có lãi gần 510 tỷ đồng, cho thấy tiềm năng phát triển lớn trong thời gian tới.

Pharmacity, mặc dù bước vào thị trường từ năm 2011 và có 932 nhà thuốc, nhưng lại tham vọng đạt con số 5.000 trong năm 2025. Tuy nhiên, Pharmacity đã phải đối mặt với những khó khăn, như việc đóng cửa hơn 200 cửa hàng và tạm ngừng mở rộng doanh nghiệp. Mặc dù vậy, thương hiệu Pharmacity cho biết họ vẫn đang cân đối lại mặt bằng và tập trung vào việc cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp tối ưu hóa chi phí hoạt động với quy mô dân số 100 triệu người. Và thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện họ cũng quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe, thì lĩnh vực bán lẻ dược phẩm nói riêng và chăm sóc sức khỏe nói chung vẫn được xem là 1 miếng bánh béo bở ước tính tổng chi tiêu cho lĩnh vực y tế sẽ đạt mốc 33.8 tỷ đô vào năm 2030. 

Theo báo cáo tài chính thì Thương hiệu An Khang đã có sự tăng trưởng nhanh chóng từ 14 nhà thuốc khi thành lập vào năm 2017 lên 527 nhà thuốc vào tháng 4 vừa qua, nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc đạt được lợi nhuận ổn định. Mục tiêu của An Khang trong năm nay là hòa vốn, nhưng để đạt được điều này, họ cần phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh và tập trung vào tạo ra giá trị cho khách hàng.

Nhìn chung, thị trường dược phẩm và chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam đang có triển vọng phát triển mạnh mẽ, với dự đoán doanh số thị trường có thể tăng gấp đôi từ 7,7 tỷ USD vào năm 2021 lên 16,1 tỷ USD vào năm 2026. Điều này thu hút sự quan tâm của nhiều đối thủ, khi có hơn 900 nhà thuốc trên thị trường. Tuy nhiên, với mục tiêu rõ ràng và chiến lược kinh doanh linh hoạt, các công ty như Long Châu, Pharmacity và An Khang vẫn có cơ hội lớn để cạnh tranh và phát triển trong cuộc đua này.