Việt Nam được và mất gì khi Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ 2024?

Phản hồi: 1

Chợ giá – Donal Trump với chính sách “Nước Mỹ trên hết” (America First) đã quay trở lại với chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024. Đã có không ít lo ngại về tác động của sự đối với các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt là thương mại toàn cầu. Không nằm ngoài xu hướng,Việt Nam cũng đang đứng trước các thách thức cũng như cơ hội mới dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã diễn ra vào ngày 5/11/2024 đã kết thúc với chiến thắng áp đảo thuộc về ông Donald Trump, ứng cử viên của đảng Cộng hoà. Ông cũng là Tổng thống thứ hai đắc cử 2 nhiệm kỳ không liên tiếp nhau kể từ thời cựu Tổng thống Grover Cleveland năm 1892.

chien thang cua trump tac dong den kinh te uc
Donal Trump trở thành tổng thống thứ 47 của nước Mỹ

Donald Trump đã tái xuất với cam kết tiếp tục chiến tranh thương mại với Trung Quốc, nhằm phục hồi vị thế của Mỹ. Chính sách này không chỉ tác động đến Mỹ và Trung Quốc mà còn gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Mối đe dọa về thuế quan tăng cao dưới thời “Trump 2.0”

Trong cuộc vận động tái tranh cử của mình, ông Donal Trump cam kết sẽ đưa các công việc sản xuất trở lại Mỹ nếu mình chiến thắng. Để thực hiện mục tiêu này, ông Trump tuyên bố sẽ áp thuế 60% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và áp thuế 20-30% đối với các quốc gia khác.

Tuyên bố này đã đặt Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á đứng trước một nguy cơ lớn, đó là Trung Quốc có thể chuyển hướng xuất khẩu. Hàng giá rẻ của Trung Quốc sẽ tràn vào và làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong khu vực. Qua đó sẽ gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế và việc làm trong các ngành sản xuất của khu vực, dù điều này có thể có lợi cho người tiêu dùng do giá cả rẻ hơn.

Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và tác động đến Việt Nam

thang du thuong mai my tung

Trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Trump đã không ngừng chỉ trích các quốc gia có thâm hụt thương mại với Mỹ và đe dọa áp dụng thuế quan để điều chỉnh cán cân thương mại.

Một trong những biện pháp ông Trump đã đề xuất là áp thuế lên tới 20% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ, với mức thuế có thể cao hơn đối với các quốc gia mà ông coi là cạnh tranh lớn, như Trung Quốc. Trong nhiệm kỳ lần thứ 2 này, chính sách thuế cao mà Trump đã áp đặt lên Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục được triển khai nhằm kiềm chế thâm hụt thương mại, và Việt Nam có thể bị kéo vào cuộc chiến này.

Hiện Việt Nam có thặng dư thương mại khoảng 100 tỷ USD với Mỹ và là một trong những quốc gia có mức mất cân bằng thương mại lớn nhất với Mỹ sau Trung Quốc, Mexico. Điều này làm tăng nguy cơ Việt Nam sẽ trở thành mục tiêu của các biện pháp thuế quan mới từ chính quyền Trump. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể sẽ đối mặt với áp lực lớn hơn từ chính quyền Mỹ khi các nhà chức trách lo ngại rằng Việt Nam có thể trở thành “cửa sau” để Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ qua Việt Nam.

“Chúng ta có thể thấy áp lực lớn hơn trong việc áp thuế đối với các sản phẩm của Việt Nam và giám sát chặt chẽ hơn các lô hàng xuất khẩu sang Mỹ”, ông Lê Đăng Doanh – một nhà kinh tế kỳ cựu và cựu cố vấn chính phủ cảnh báo.

Nguy cơ từ thị trường Mỹ mất lợi thế 

hang xuat khau viet nam
Sau 9 tháng đầu năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam – Mỹ đã vượt mốc 100 tỷ USD

Việt Nam có thể thấy sự cạnh tranh gia tăng trong một số lĩnh vực xuất khẩu trọng điểm, như dệt may, điện tử và đồ nội thất, khi các nhà sản xuất Mỹ tìm cách đẩy mạnh sản xuất tại nước nhà hoặc chuyển sang các quốc gia có chi phí lao động thấp hơn.

Các công ty như Samsung và Intel, vốn đã thiết lập quy trình sản xuất quy mô lớn tại Việt Nam, khó có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi các mức thuế mới, nhưng các ngành sản xuất công nghệ cao hơn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu các công ty đa quốc gia chuyển sang các quốc gia khác có chính sách thu hút đầu tư dễ dàng hơn.

Chuyên gia Tyler Nguyễn Mạnh Dũng – chiến lược gia trưởng tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết các biện pháp bảo hộ của Mỹ có thể sẽ tái diễn, gây ra rủi ro lớn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là những ngành hàng có mức độ tiếp xúc cao với thị trường Mỹ. “Chúng tôi lo ngại rằng các ngành công nghiệp xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, như dệt may và điện tử, có thể sẽ chịu tác động tiêu cực từ các chính sách này”, ông Nguyễn nói.


Tìm cơ hội trong thách thức

Mặc dù đứng trước những thách thức rõ rệt, nhưng chính sách của Trump cũng mở ra cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam. Một trong những chiến lược có thể giúp Việt Nam giảm thiểu áp lực từ Mỹ là tăng cường nhập khẩu các sản phẩm có giá trị cao từ Mỹ, đặc biệt là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).

Việt Nam đang có kế hoạch phát triển ngành công nghiệp LNG, và việc mua LNG từ các nhà sản xuất Mỹ có thể giúp Việt Nam giảm bớt thâm hụt thương mại với Mỹ. Theo ông ông John Rockhold – người đứng đầu Nhóm công tác về Điện và Năng lượng của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam cho biết, chính quyền Việt Nam có thể sẽ ký kết các thỏa thuận dài hạn với các nhà sản xuất LNG của Mỹ.

Bên cạnh đó, việc Mỹ áp thuế quan cao đối với hàng xuất khẩu từ Trung Quốc cũng có thể giúp Việt Nam tận dụng các cơ hội xuất khẩu lớn hơn do sự phân tán của các chuỗi cung ứng và tăng trưởng trong quan hệ đối tác thương mại mới. Việt Nam có thể giúp Mỹ thoát khỏi việc phụ thuộc vào hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc. Việt Nam có thể sản xuất những mặt hàng mà người tiêu dùng Mỹ muốn mua nhưng quá đắt để sản xuất tại Mỹ.

Ngoại giao cân bằng và lợi thế từ đầu tư nước ngoài

viet nam duoc du bao phat trien manh
Theo ước tính của S&P Global vào tháng Mười năm 2024, nhiều khả năng Việt Nam sẽ gia nhập tốp các thị trường mới nổi có cơ hội tăng trưởng dồi dào trong thập kỷ tới (cùng với Malaysia, Thái Lan, Peru và Philippines)

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, chính phủ Việt Nam cần duy trì một chiến lược ngoại giao linh hoạt để bảo vệ lợi ích của mình. Việt Nam có thể tận dụng mối quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ và các nước phương Tây, đồng thời duy trì các quan hệ kinh tế sâu rộng với Trung Quốc.

Fred Burke – cố vấn cấp cao tại công ty luật Baker McKenzie, cho biết rằng Việt Nam đang ở trong một vị thế tốt để điều chỉnh trong bối cảnh này. “Chính phủ Việt Nam đã rất khéo léo trong việc duy trì cân bằng quan hệ giữa các siêu cường, và họ nhận thức được mức độ nghiêm trọng của tình hình,” ông Burke nói.

Một tín hiệu tích cực trong mối quan hệ Việt – Mỹ là việc một số công ty lớn của Mỹ, như SpaceX của Elon Musk, đã bày tỏ sự quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam. Dự án đầu tư 1,5 tỷ USD của SpaceX vào hạ tầng vệ tinh Starlink tại Việt Nam là một ví dụ điển hình cho thấy Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế, bất chấp những thách thức thương mại.

Chính quyền tổng thống Trump với lập trường bảo hộ khiến Việt Nam – thị trường mới nổi đứng trước nhiều thách thức. Tuy nhiên với Chính sách “Ngoại giao cây tre” khéo léo, Việt Nam được đánh giá sẽ tiếp tục duy trì được quan hệ tốt với Mỹ và củng cố đà phát triển ổn định dưới thời Trump.