Tỷ giá WON ổn định, Hàn Quốc đối diện nguy cơ ‘lạm phát ẩn’ tăng cao

Comment: 1

Tỷ giá WON Hàn hôm nay 23/11 so với tiền Việt vẫn ổn định, thay đổi không đáng kể so với hôm qua. Xu hướng WON Hàn gần đây là tăng giá. Hàn Quốc đang phải đối mặt với vấn đề ‘lạm phát ẩn’ khi các công ty giảm số lượng sản phẩm nhưng giữ nguyên giá. Chính phủ đã thành lập trung tâm tiếp nhận báo cáo của người tiêu dùng về việc này nhằm bảo vệ họ trong bối cảnh lạm phát tăng cao. 

Hôm nay 23/11/2023, 1 WON Hàn (KRW) ước tính quy đổi được 18,65 đồng tiền Việt (VND). Hôm qua, 22/11/2023, 1 WON Hàn quy đổi được khoảng 18,66 đồng tiền Việt. Như vậy tỷ giá quy đổi của WON Hàn đang khá ổn định, không thay đổi nhiều. 

Xu hướng gần đây của WON Hàn là tăng giá, và đồng tiền này đã tăng 3% từ đầu tháng 11 đến nay, ở mức tỷ giá quy đổi KRW/VND là 18,12 lên 18,65. 

Động lực khiến WON Hàn tăng giá là kinh tế Hàn Quốc đang phục hồi và tăng trưởng trở lại, xuất khẩu tăng trưởng, lạm phát có xu hướng giảm dần.

Biểu đồ tỷ giá KRW/USD

Hàn Quốc đối mặt với nguy cơ ‘lạm phát ẩn’ – Chính phủ tăng cường bảo vệ người dùng

Mặc dù bức tranh kinh tế có nhiều điểm sáng và lạm phát có xu hướng giảm dần nhưng Hàn Quốc vẫn đang phải đối mặt với áp lực lạm phát cao. 

Trong bối cảnh đó, Chính phủ Hàn Quốc nhận được nhiều khiếu nại của công chúng về việc các công ty sử dụng ‘‘Shrinkflation’’ bằng cách: giảm số lượng sản phẩm mà họ sản xuất nhưng không tiến hành giảm giá tương ứng, chuyển gánh nặng tăng chi phí sản xuất sang người tiêu dùng trong khi người tiêu dùng vẫn không nhận thức được về sự thay đổi đó.

Shrinkflation là một thuật ngữ ghép bởi hai từ “shrink” (thu nhỏ) và “inflation” (lạm phát) khi các nhà sản xuất đối mặt với lạm phát leo thang bằng cách thay đổi nội dung mặt hàng thay vì tăng giá. Shrinkflation là hành động giữ nguyên giá, nhưng thu nhỏ kích thước hoặc khối lượng sản phẩm, thậm chí đôi khi là giảm chất lượng sản phẩm.

Chiến lược bán hàng này thường được áp dụng bởi các thương hiệu thực phẩm, nước giải khát, hoặc hàng tiêu dùng như khăn giấy, bột giặt,… Nhưng iện nay bạn cũng có thể quan sát thấy shrinkflation trong ngành dịch vụ. Chẳng hạn, nhiều khách sạn cắt bớt dịch vụ dọn dẹp phòng, hoặc bữa sáng miễn phí trong khi vẫn giữ mức giá như cũ.


Khi áp lực lạm phát dần tăng, các nhà sản xuất đã không ngần ngại thử nghiệm một số phương pháp để đùn đẩy sự tăng giá lên người tiêu dùng.

Shrinkflation về bản chất được cho là một dạng của “lạm phát ẩn”, vì khi một món hàng được giữ nguyên giá nhưng giảm khối lượng thì về cơ bản vẫn là tăng giá đơn vị.

vi du
Ảnh minh hoạ: 1 ví dụ về Shrinkflation ở dạng thu nhỏ kích thước

Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định thành lập một trung tâm để tiếp nhận báo cáo của người tiêu dùng về việc các công ty giảm sản phẩm nhưng giữ nguyên giá mà không báo trước, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người dân và giảm bớt gánh nặng cho họ trong bối cảnh lạm phát cao.

Theo Ủy ban Thương mại Công bằng (FTC), trung tâm được thành lập sẽ trực thuộc Cơ quan Tiêu dùng Hàn Quốc, và sẽ bắt đầu hoạt động vào 23/11. Nhiệm vụ của trung tâm là thu thập thông tin từ người dân về các công ty sử dụng chiến thuật ‘Shrinkflation’ và các sản phẩm bị ảnh hưởng. Dựa trên các báo cáo và kết quả của cuộc khảo sát, chính phủ sẽ có kế hoạch đưa ra các biện pháp chi tiết.

Chính phủ đang xem xét 209 loại thực phẩm chế biến và 73 loại mặt hàng thiết yếu khác cho các trường hợp có thể xảy ra tình trạng này, và kết quả dự kiến sẽ có vào đầu tháng tới.

Phó Chủ tịch FTC, ông Cho Hong-sun cho biết: “Các hành vi Shrinkflationlà lừa dối, vì chúng gây ra sự gia tăng giá thực sự trong khi người tiêu dùng hầu hết vẫn không nhận thức được. Đây là một vấn đề nghiêm trọng có thể tổn hại niềm tin của người tiêu dùng vào thị trường.”

Ngoài các phản ứng chính sách, chính phủ sẽ tìm cách ký thỏa thuận với các công ty kêu gọi họ tự nguyện thông báo về việc giảm khối lượng hoặc tăng giá.

Theo luật hiện hành, các hành vi Shrinkflation không bị coi là bất hợp pháp.

Hàn Quốc vẫn đang phải vật lộn với áp lực lạm phát cao mặc dù có xu hướng giảm dần trong năm nay.

Giá tiêu dùng, thước đo lạm phát chính, đã tăng liên tục trong 3 tháng liên tiếp: 3,4% vào tháng 8, 3,7% vào tháng 9 và 3,8% vào tháng trước, theo dữ liệu của chính phủ Hàn Quốc.

Bộ tài chính cho biết lạm phát dự kiến sẽ giảm chậm hơn so với dự kiến trước đó và cam kết nỗ lực kiểm soát giá cả.

Tỷ giá 1 WON hôm nay 23/11/2023 – Giá WON Naver

Giá KRW chợ đen hôm nay

Giá 1 KRW chợ đen: VND
Giá KRW trung bình: VND
Giá cập nhật lúc 02:21:18 22/11/2024

Tỷ giá WON hôm nay 23/11/2023 tại các ngân hàng trên Việt Nam

Ngân hàng Mua vào Bán ra Chuyển khoản
vietcombank 15,71 18,94 17,46
abbank - 20,17 17,63
acb - - 18,33
agribank - 19,11 17,41
bidv 15,92 18,93 17,58
hdbank - 18,87 18,05
kienlongbank - 20,29 16,11
mbbank - 21,49 17,18
msb 15,92 19,71 16,66
namabank 17,25 19,12 17,25
ncb 14,18 20,19 16,18
ocb - - -
oceanbank - 19,98 16,37
sacombank - - 18
saigonbank - - 18,03
seabank - - 17,05
shb - 23,18 15,68
techcombank - 19,4 -
tpb - 18,86 -
vib - - -
vietabank - 19,91 17,57
vietbank - - 17,48
vietinbank 16,19 - 19,99

Bạn thấy bài viết này thế nào?