Tuần qua là 1 tuần giao dịch sôi động với đồng tiền chung Châu Âu – EURO (EUR). Tỷ giá EUR tăng lên trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt nhưng các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) vẫn bày tỏ mong muốn cắt giảm lãi suất vào tháng 6 thay vì tháng 4 – đúng như dự đoán của thị trường. Xu hướng của đồng tiền này trong tương lai vẫn chưa rõ ràng vì bức tranh kinh tế tại Châu Âu yếu hơn dự kiến
Hôm nay ngày 06/04/2024, 1 EURO (EUR) ước tính quy đổi được 27085 đồng tiền Việt (VND), tăng 1,7% giá trị theo tuần.
Lạm phát hạ nhiệt – ECB dự kiến nới lỏng lãi suất vào tháng 06/2024
Về mặt kinh tế, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tổng thể của Eurozone trong tháng 3 đã giảm nhiều hơn dự kiến, ở mức 2,4%, giảm từ mức 2,6% của tháng trước. Lạm phát của Đức cũng hạ nhiệt xuống 2,3%, giảm mạnh so với mức 2,7% trong tháng 2. Lạm phát hạ nhiệt làm dấy lên sự kỳ vọng rằng ECB có thể bị thuyết phục để bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6.
Thực tế, trong cuộc họp mới nhất của ECB, các nhà hoạch định chính sách đã bày tỏ mong muốn nới lỏng tiền tệ bắt đầu vào tháng 6 thay vì tháng 4 – đúng như kỳ vọng của thị trường.
Tỷ giá EUR vẫn tiếp tục được hỗ trợ nhờ việc ECB tiếp tục neo lãi suất cao trong thời gian tới. Tuy nhiên đà tăng của đồng EUR bị chững lại do bình luận thận trọng trong biên bản cuộc họp của ECB.
Đà tăng của EUR bị kìm hãm vào cuối tuần
Một trích đoạn từ biên bản của ECB nêu rõ:
“Các thành viên bày trong ECB tin tưởng lạm phát đang giảm bền vững xuống mức mục tiêu 2%. Mặc dù cần phải chờ đợi thêm dữ liệu và bằng chứng, nhưng lý do để xem xét cắt giảm lãi suất đang được củng cố.”
Biên bản không nêu thay đổi đáng kể nào với dự đoán của thị trường nhưng giọng điệu dè dặt đang khiến EUR phải chịu sức ép giá.
Mặt khác, đồng đô la Mỹ (USD) mạnh lên trong tuần qua cũng kiềm chế biên độ biến động của đồng EUR do mối tương quan nghịch của cặp tiền tệ này.
Ngoài ra, theo dữ liệu chính thức do Văn phòng Thống kê Liên bang công bố hôm thứ Sáu, đơn đặt hàng nhà máy của Đức tăng với tốc độ thấp hơn dự kiến là 0,2% trong tháng 2. Mặc dù số lượng đơn đặt hàng tại nhà máy cho thấy lĩnh vực sản xuất của Đức đang trên đà phục hồi và đã phục hồi sau mức sụt giảm 11,4% của tháng 1, nhưng số liệu chính thức thấp hơn dự liến không hỗ trợ nhiều cho đồng EUR
Rủi ro cho EUR trong tương lai
Mặc dù đồng EUR đã có một tuần tăng giá tích cực nhưng vẫn còn rất nhiều yếu tố khiến đà tăng giá của đồng tiền này bị cản trở trong tương lai tới, hoặc quay ngược trở về xu hướng giảm.
Doanh số bán lẻ Khu vực Euro giảm mạnh hơn dự kiến trong tháng 2 theo số liệu được công bố vào hôm qua có thể sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá Euro trong phiên giao dịch đầu tuần sau.
Theo số liệu được Eurostat công bố, doanh số bán lẻ khu vực Eurozone trong tháng 2 giảm 0.5%, nhiều hơn mức dự đoán trước đó là giảm 0.4%. So với tháng 2 năm ngoái, doanh số bán lẻ đã giảm 0,7%.
Eurostat cho biết doanh số bán hàng thực phẩm, đồ uống và thuốc lá giảm 0,4% trong tháng 2, trong khi các sản phẩm phi thực phẩm giảm 0,2% và doanh số bán nhiên liệu ô tô giảm 1,4%.
Trong số các quốc gia thành viên, mức giảm doanh số bán lẻ theo tháng lớn nhất được ghi nhận ở Đức (-1,9%), Bỉ (-1,8%) và Síp (-1,1%), trong khi mức tăng trưởng mạnh nhất được ghi nhận ở Ba Lan (+1,4%), Croatia (+1,2%) và Estonia (+1,0%).
Các nhà kinh tế dự báo hoạt động bán lẻ sẽ giảm sút có thể khiến đồng Euro ảm đạm, do lo ngại chi tiêu của người tiêu dùng liên tục yếu kém trong Khu vực Euro làm giảm giá trị đồng tiền chung.
Ngoài ra, căng thẳng gia tăng ở Trung Đông được cho là đang hỗ trợ đồng USD vì đồng tiền này vốn được coi là kênh trú ẩn an toàn; gián tiếp cũng khiến EUR có thể rơi vào đà giảm
Giá EUR chợ đen hôm nay 06/04/2024
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.