Việt Nam kêu gọi tăng sản lượng than để chống mất điện vào mùa hè

Comment: 1

Chợ giá – Mới đây, Việt Nam bắt đầu tổ chức kêu gọi các công ty khai thác than tối đa hóa sản lượng trước những tháng hè nóng nực, quốc gia mới nổi mới nhất đang chuyển sang sử dụng nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tăng vọt.

Zz QS0GSIzpGiGFmOT5ARUyVyVlQ0TsGKvncwFwrKCm prDCanibs2gW y l IesRx9QvNvchFLSS0F XJoyytMNoqAHWTdtSzUEwHMjQ Y1pTHil8J197TA5xNgpZ jyeWQazmgNAwuLO m=s800
Việt Nam kêu gọi tăng sản lượng than để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho mùa hè nắng nóng

Chính phủ cho biết trong một tuyên bố vào cuối ngày thứ Ba rằng sản lượng điện ngày càng yếu hơn từ các cơ sở thủy điện đã thúc đẩy nhu cầu sản xuất điện đốt than – đặc biệt là ở các khu vực phía Bắc – để đáp ứng mức nhu cầu sử dụng điện cao hơn dự kiến . Theo những thông báo trong tuần qua, thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu các công ty than tăng công suất thăm dò, để có thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của người dân vào mùa nắng nóng này.

Việt Nam – quốc gia có nguồn năng lượng chủ yếu từ than đá, đang gấp rút tránh lặp lại những tình trạng như năm ngoái, khi tình trạng thiếu khoáng sản, thời tiết nắng nóng và hạn hán buộc nước này phải cắt điện tại các khu công nghiệp phía Bắc – nơi có nhiều công ty đa quốc gia. Với mức nhiệt độ có thể còn tăng cao hơn nữa vào mùa hè này, nước ta đang cùng các quốc gia bao gồm Trung Quốc và Indonesia chuyển sang sử dụng nhiên liệu hóa thạch để đảm bảo đèn luôn sáng.

Việt Nam dựa vào nguồn điện than đốt

Quốc gia nhận được phần lớn điện từ nhiên liệu hóa thạch – than.

du lieu dien nam 2022

Theo cơ quan thời tiết quốc gia, nhiệt độ ở một số khu vực đã lên tới 40,4C (105F) vào tháng 4, mức cao nhất trong tháng kể từ năm 2016. Trong khi đó, chính phủ Việt Nam cũng cho biết, một số hồ chứa nước hiện đã giảm xuống chỉ còn 25% mức trung bình theo mùa, điều này đe dọa đến việc sản xuất điện khi cần thiết nhất.

Thời tiết nắng nóng sẽ thúc đẩy mức tiêu thụ điện, với nhu cầu dự kiến ​​sẽ tăng 13% trong tháng 5 và tháng 7 so với một năm trước đó, tăng so với ước tính trước đó là dưới 10%. Chính phủ đã yêu cầu các nhà sản xuất và hộ gia đình thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện và hạn chế tiêu thụ điện trong giờ cao điểm.


>>> Xem thêm: Tại sao Việt Nam thừa điện, nhưng người dân lại luôn thiếu điện?

Thống kê cho thấy, sản lượng trung bình ngày trong tuần của nhiệt điện than đạt khoảng 509,8 tr.kWh (cao hơn 10,3 tr.kWh so với kế hoạch tháng 3). Hiện tại đã huy động toàn bộ các tổ máy nhiệt điện than khả dụng trên hệ thống. Không có tổ máy bất khả dụng do thiếu than. Tuy nhiên, từ 09/03/2024 nhà máy điện Duyên Hải 3 và Duyên Hải mở rộng suy giảm công suất trong các chu kỳ không phải cao điểm để tiết kiệm than nhằm duy trì lượng tồn kho tối thiểu.

Việt Nam hiện cũng đang chuyển sang nhập khẩu thêm điện của Trung Quốc để giúp giải quyết một phần thiếu hụt. Theo đó, tiwf báo Thanh Niên cũng đưa tin vào hôm thứ Ba rằng Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ tăng lượng điện nhập khẩu từ nước láng giềng cao hơn khoảng 60% so với kế hoạch trước đó.

Không những thế, Việt Nam cũng bắt đầu đầu triển khai nhập khẩu thêm các nguyên liệu  khí đốt tự nhiên hóa lỏng vào năm ngoái. Nhưng, điều này đang gặp phải nhiều khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung nhiên liệu bằng đường biển sau đợt tăng giá gần đây. Trong khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang nỗ lực sử dụng LNG cho nhà máy điện miền Nam trong tháng 4 và tháng 5 thì mới đây Petrovietnam Gas đã quyết định không mua hàng cho tháng 6 do giá tăng cao.

5/5 - (1 bình chọn)