Tại sao Việt Nam thừa điện, nhưng người dân lại luôn thiếu điện?

Phản hồi: 1

Tây Ninh – thủ phủ điện mặt trời, nơi có dự án điện tái tạo lớn nhất Đông Nam Á – nhà máy điện Dầu Tiếng, nơi đang tạo ra cơ hội lớn cho một nguồn điện sạch trong tương lai. Tuy nhiên, mặc dù tiềm năng là khá lớn, việc quản lý nguồn điện một cách hiệu quả vẫn đang gặp nhiều thách thức.

viet nam thua dien
Dự án điện tái tạo mang lại nguồn điện lớn cho Việt Nam, nhưng người dân lại luôn thiếu điện

Theo số liệu từ năm 2022, dù Việt Nam có thể sản xuất ra lượng điện tương đương với ½ thuỷ điện Hoà Bình trong chỉ 10 tháng thay vì phải mất 15 năm, thì vẫn gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ điện. Điều này đặt ra câu hỏi về hiệu quả của việc khuyến khích phát triển điện tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời, trong bối cảnh thiếu hụt điện liên tục trong vài năm qua.

Theo số liệu của Viện Năng Lượng, đến hết năm 2020, hệ thống điện ở Việt Nam có tổng công suất lắp đặt nguồn khoảng 69.000 MW. Trong đó, nhiệt điện than là 21.000 MW; thủy điện là 21.000 MW; tuabin khí và nhiệt điện chạy dầu là 9.000 MW, các nguồn điện năng lượng tái tạo là 17.430 MW…

cong suat dien

Các dữ liệu gần đây cũng cho thấy rằng điện mặt trời đã chiếm hơn 20% công suất lắp đặt cả nước, và dự kiến sẽ đạt 38% vào năm 2050. Mặc dù tiềm năng là lớn, nhưng việc triển khai các dự án điện tái tạo vẫn gặp nhiều vướng mắc.

Được nhà nước khuyến khích sử dụng điện tái tạo là vậy nhưng thực tế lại vô cùng trớ trêu . Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục bị thiếu điện, thậm chí phải nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc. Nhưng khoảng 4600 MW điện gió và điện mặt trời vẫn đang dư thừa lại không được sử dụng. Vậy thì lý do gì mà điện tái tạo với nhiều ưu điểm và được khuyến khích xây dựng như vậy thì lại bị lãng phí trong khi cả nước lại thiếu điện trầm trọng như hiện nay? 

Theo như phản ánh của một số chuyên gia và doanh nghiệp, nguyên nhân chính của việc “chìm” trong thất thường của các dự án điện tái tạo là do cơ chế giá điện. Các nhà máy điện tái tạo được bán điện với mức giá cao hơn nhiều so với thuỷ điện và điện than. Cụ thể là các nhà máy điện tái tạo sẽ được bán cho EVN với mức giá ưu đãi là 2.086VNĐ/1 số điện nếu đi vào vận hành trước 30/6/2019. Và con số này cao hơn nhiều so với thuỷ điện và điện than hiện nay là 1.920VNĐ/1 số điện, và thế là cuộc chạy đua xây điện mặt trời đã nổ ra. Ngỡ tưởng chính sách khuyến khích sẽ là bước đột phá cho ngành điện Việt Nam nhưng lại vô tình gây mất cân đối trầm trọng.

Hiện nay, các dự án điện mặt trời đã và đang tăng lên với tốc độ chóng mặt, với 168 dự án với tổng công suất là 14,707MW, cao gấp 17 lần so với tổng công suất ước tính ban đầu. Vì vậy, khả năng hòa lưới bị quá tải và nhiều vướng mắc pháp lý đang xảy ra. Đấy là chưa kể những vướng mắc chưa hoàn thiện khác như: đất đai, môi trường, phòng cháy chữa cháy,….Điều này đặt ra câu hỏi về sự hợp nhất giữa chính sách khuyến khích và quản lý hệ thống nguồn điện.

Theo như các thống kê của Trung tâm Hệ thống điều độ điện quốc gia, công suất lắp đặt của hệ thống là gần 70.000 MW, trong đó có khoảng 17.000 MW điện mặt trời ở trang trại lớn và áp mái nhà. Như vậy, khi mặt trời tắt nắng sau khoảng 17h và không có nguồn pin lưu trữ, thì công suất nguồn điện cả nước giảm mạnh, chỉ còn 53.000 MW.

Trong khi đó, hệ thống điện cần những nguồn điện ổn định. Vì vậy, điện tái tạo không  thể gánh vác được cả một hệ thống điện trên cả nước. Và trên thực tế, nhiệt điện và thủy điện vẫn đang đảm đương việc đảm bảo nhu cầu tiêu thụ điện.


mua tieu thu dien nang tai viet nam
Mức tiêu thụ các nguồn cung cấp điện hiện nay của Việt Nam

Nhìn biểu đồ ta có thể thấy được sự phát triển không đồng đều của hệ thống điện hiện nay. Điều này cũng dẫn đến những hệ quả khác nhau và sau cùng giải pháp được đưa ra lúc này là nhập khẩu điện từ Lào cho dù chỉ chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ nhưng cũng gây ra nhiều tranh cãi.

Vì vậy, trong bối cảnh đó, việc phát triển điện tái tạo để giảm phát thải và đảm bảo nguồn điện sạch vẫn là mục tiêu của Việt Nam. Nhưng, để thực hiện điều này một cách hiệu quả, cần có sự hợp nhất giữa các bộ ngành và doanh nghiệp, cũng như một cơ chế giá điện hợp lý và hệ thống truyền tải điện đồng đều. Chỉ khi đạt được điều này, Việt Nam mới có thể khai thác hết tiềm năng của điện tái tạo và đảm bảo nguồn cung điện đáng tin cậy cho phát triển bền vững trong tương lai.

5/5 - (1 bình chọn)