Tại sao GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, tiền Việt vẫn mất giá?

Comment: 1

Mặc dù GDP Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2023 nhưng tiền Việt (VND) vẫn mất giá khoảng 3,5% trong năm 2023 so với Đô la Mỹ.

Tỷ giá, lạm phát, lãi suất, hoạt động kinh tế – thương mại và sự điều tiết của Chính phủ là những yếu tố tác động qua lại với nhau; một trong các yếu tố này thay đổi đều có ảnh hưởng đến tỷ giá VND. Hãy cùng Chợ Giá điểm qua những yếu tố khiến tiền Việt mất giá trong năm 2023 và dự đoán tỷ giá VND năm 2024.

Tiền Việt mất giá dù GDP tăng trưởng

Nguyên nhân thứ nhất khiến tiền Việt mất giá là do sự khác biệt về chính sách tiền tệ. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tiếp điều chỉnh giảm lãi suất điều hành trong năm 2023, trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới phải duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt để đối phó với lạm phát, khiến đồng tiền Việt phải chịu áp lực tỷ giá. 

Giá ngoại tệ ngày 1/4: Đồng USD quay trở lại đà tăng
Giá ngoại tệ hôm nay: Đồng USD quay trở lại đà tăng.

 

Cụ thể, trong năm 2023, NHNN đã 4 lần giảm lãi suất điều hành, với mức giảm 0,5-2,0%/năm so với năm 2022 trái ngược với chính sách thắt chặt tiền tệ của Cục Liên Bang Mỹ FED là neo lãi suất cao trong thời gian dài ( ở mức 5,25-5,5%/năm) khiến dòng vốn tìm đến Đô la Mỹ và đẩy đồng tiền Việt trượt giá.

Trong năm 2023, tiền Việt đã mất giá 3,5% so với Đô la Mỹ (USD),  tỷ giá USD/VND đã tăng từ mức quy đổi 23.635 VND/USD ngày 01/01/2023 lên mức 24.270 ngày 31/12/2023. Hiện nay cặp tỷ giá quy đổi này tiếp tục tăng nhẹ lên mức 24.505 VND/USD

Xem thêm: Gợi ý 5+ cách chọn số tài khoản hợp phong thủy 2024

Nguyên nhân thứ 2 là nguyên nhân nội tại, tăng trưởng huy động của toàn hệ thống tín dụng vẫn cao còn tăng trưởng tín dụng thì thấp, dẫn đến hiện tượng thừa vốn trong hệ thống ngân hàng trong khi ít vốn quay lại lưu thông trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trên thị trường liên ngân hàng, đồng USD được giao dịch với lãi suất cao trên 5% trong khi lãi suất VND rất thấp, chỉ 0,5% đến 0,7 nên có hiện tượng tổ chức tín dụng chuyển hóa lượng VND dư thừa đó qua USD (số liệu cập nhật tháng 08/2023).

Ngân hàng Nhà Nước đã tổ chức các đợt phát hành tín phiếu kỳ hạn ngắn liên tiếp để khắc phục phần nào hiện tượng thừa thanh khoản trong hệ thống Ngân hàng thương mại này, giải toả bớt áp lực cho tỷ giá VND

Bảng lãi suất liên ngân hàng (Số liệu cập nhật 15/01/202)

Thời hạn Lãi suất BQ liên Ngân hàng (% năm) Doanh số (Tỷ đồng)
Qua đêm 0,15 271.126,0
1 Tuần 0,26 20.024,0
2 Tuần 0,78 6.442,0
1 Tháng 2,19(*) 550,0(*)
3 Tháng 3,02 5.710,0
6 Tháng 4,62 74,0
9 Tháng 5,74 2,0

 

Nguyên nhân thứ 3 là do tỷ giá Đô la Mỹ mạnh lên, thì dòng vốn có xu hướng tìm đến đồng Đô la Mỹ, rời khỏi tiền Việt cũng như các đồng tiền khác trong khu vực, tỷ giá do thị trường quyết định sẽ theo hướng tăng giá trị cho đồng Đô la Mỹ, trượt giá đối với đồng tiền Việt nói riêng và các đồng tiền khác trong khu vực nói chung.

Sức mạnh của đồng bạc xanh bắt nguồn từ sự vững vàng của nền kinh tế Mỹ, trong năm 2023, chỉ số DXY đo lường sức mạnh của Đô la Mỹ thường neo ở mức cao trên 100, tạo lợi thế cạnh tranh cho đồng bạc xanh. 

Biên độ mất giá của tiền Việt không nhiều 

Việc mất giá so với Đô la Mỹ là 1 hiện tượng toàn cầu trong năm nay, không chỉ xảy ra với Việt Nam mà các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á (Indo, Malaysia, Thái Lan…) hay với các nền kinh tế phát triển (Trung Quốc, Nhật Bản, Úc…) thì đồng tiền nội địa đều bị mất giá so với USD.

Tiêu điểu như tỷ giá Yên Nhật trong năm 2023 trượt giá dài nhất trong lịch sử do chính sách điều hành lãi suất của Nhật Bản đi ngược lại chính sách tiền tệ của Fed


Mặc dù mất giá nhưng biên độ mất giá của tiền Việt thấp hơn so với các nền kinh tế khác, tỷ giá VND trong năm 2023 dao động khá ổn định, 

image2
Bảng biến động tỷ giá của các quốc gia trong khu vực

 

Có được thành tựu này là nhờ lạm phát trong nước được kìm chế ở mức thấp, NHNN đã chủ động điều hành, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. 

Các cân thương mại của Việt Nam diễn biến tích cực trong năm 2023, dự tính thặng dư cán cân thương mại hàng hóa lên tới trên 20 tỷ USD. Đây là một mức kỷ lục và nhờ thặng dư cán cân thương mại này cộng với việc tiếp tục thu hút được dòng vốn FDI thì chúng ta có cán cân thanh toán tổng thể hiện nay đã ở mức dương hơn 3 tỷ USD.

Ngoài ra, chúng ta cũng đã có những biện pháp để khắc phục những suy giảm của thị trường tài chính, đặc biệt đối với một số các sản phẩm về trái phiếu doanh nghiệp. Những dữ liệu tích cực kinh tế này giúp ngăn chặn đà mất giá của tiền Việt

Dự báo tỷ giá USD/VND năm 2024

Theo dự báo của các chuyên gia, năm 2024, tiền Việt sẽ bớt áp lực tỷ giá hơn so với năm 2023 do 2 nguyên nhân chính: FED sẽ dừng tăng lãi suất cơ bản, dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng. 

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã phát đi thông điệp chấm dứt chu kỳ thắt chặt tiền tệ, lãi suất của Mỹ sẽ không tăng và thậm chí giảm vào nửa sau của năm 2024 khiến chênh lệch lãi suất Việt Nam/Mỹ được thu hẹp, tác động tích cực lên tỷ giá VND. 

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được kỳ vọng sẽ tăng trưởng khi môi trường đầu tư duy trì ổn định và những thách thức liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu được xử lý. Kiều hối cũng được dự báo tăng trưởng tốt và thặng dư thương mại tiếp tục hỗ trợ cho tỷ giá.

Theo dự báo của Ngân hàng UOB, tỷ giá quy đổi giữa tiền Việt và Đô la Mỹ theo các quý lần lượt như sau: quý I/2024 là 24.000 VND/USD, quý II/2024 là 23.800 VND/USD, quý III/2024 là 23.800 VND/USD và quý IV/2024 là 23.500 VND/USD.

 

Bảo An

Xem thêm: Phân Tích Chiến Lược “Đốt Tiền” của Shopee: Cuộc đua tiền tấn của sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á
5/5 - (1 bình chọn)