Phân Tích Chiến Lược “Đốt Tiền” của Shopee: Cuộc đua tiền tấn của sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á

Phản hồi: 1

Shopee, một cái tên không còn xa lạ trong làng thương mại điện tử. Người dân Việt Nam đã quen thuộc với những đợt săn sale hoặc freeship nổi tiếng theo từng tháng. Shoppe nổi tiếng với chiến lược “đốt tiền” để mở rộng thị trường và thu hút khách hàng.

Bài viết này Chợ Giá phân tích động cơ đằng sau chiến lược này và tác động của nó đối với thị trường thương mại điện tử Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng

Shopee ra mắt tại Singapore vào tháng 2 năm 2015 với tư cách là một thị trường tập trung vào thiết bị di động nơi người dùng có thể duyệt, mua sắm và bán sản phẩm.

Tháng 08/2016 Shoppe tham gia thị trường Việt Nam

Năm 2019 Shopee khai trương trụ sở mới tại Singapore. Tòa nhà có diện tích 22,6683 mét vuông, có thể chứa 3,000 nhân viên và lớn gấp sáu lần trụ sở cũ của Shopee

lazada vs shopee 1696473255351 16964732559571444693233

Tuy sinh sau đẻ muộn so với các ông lớn như Lazada (Thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba). Shopee từng khẳng định mình sẽ chiếm lĩnh thị truờng thông qua chiến lược “đốt tiền” dài hơi để

Tuy nhiên, chiến lược này không chỉ đơn giản là lãng phí tài chính. Mà đằng sao đó là cả 1 chiến lược thâu tóm chiếm lĩnh thị trường.

Trước đó thị trường TMĐT toàn cầu vẫn đang bị chiếm lĩnh bởi các ông lớn như Alibaba và Amazon. Việc bước vào sân chơi mới thể hiện tham vọng này bắt buộc Shoppe phải chuẩn bị tiềm lực tài chính thật mạnh. Sea Group tập đoán đứng sau chống lưng cho Shoppe có đủ tiềm lực tài chính sau khi rất thành công ở mảng game quốc tế.

Định Nghĩa “Đốt Tiền”

“Đốt tiền” là thuật ngữ chỉ việc sử dụng nguồn vốn đầu tư một cách lớn lao để chiếm lĩnh thị trường, thường qua quảng cáo, khuyến mãi, vận chuyển và mở rộng quy mô. Đối với Shopee, chiến lược này bao gồm việc chiết khấu sâu, vận chuyển miễn phí, và marketing trên diện rộng.

Lý Do Shopee “Đốt Tiền”

Shopee “đốt tiền” vì một số lý do chiến lược. Đầu tiên, mục tiêu chính là tăng cường sự nhận biết thương hiệu và thu hút khách hàng mới.

Khi người tiêu dùng quen với việc mua sắm trực tuyến, họ sẽ có xu hướng trung thành với nền tảng đã chọn.

Thứ hai, Shopee đang trong cuộc đua để chiếm lĩnh thị phần với các đối thủ như Lazada, Tiki, và Amazon. Chiến lược này giúp Shopee cạnh tranh hiệu quả hơn bằng cách tạo ra lợi thế giá cả và dịch vụ.

muc lo cua 04 trang thuong mai dien tu hang dau
So sánh mức lỗ các năm của các sàn TMĐT

 

Tại Việt Nam, trong vai “con nhà giàu”, ngay năm đầu ra mắt 2016, Shoppe được rót vốn 50 triệu USD cho vốn điều lệ khởi đầu, Shopee chấp nhận lỗ 164 tỷ đồng trong năm đầu

Bước sang năm 2017, Shopee lỗ hơn 600 tỷ đồng và đến năm 2018, mức lỗ tăng gấp 3 lên 1.900 tỷ đồng.


Tất cả các khoản lỗ trên đều nằm trong kế hoạch lỗ của Shoppe.

Không chỉ riêng tại Việt Nam, mà nhiều quốc gia khác mà Shoppe mở sàn TMĐT đều lỗ.

Cuối năm 2020, theo một thống kê của Nikkei Review, tập đoàn Sea Group thua lỗ nặng nề và không ai khác Shopee “đóng góp” tới 80% lỗ của Tập đoàn mẹ.

Tác Động Dài Hạn

Dài hạn, chiến lược “đốt tiền” có thể dẫn đến lợi nhuận bền vững. Khi thói quen mua sắm trực tuyến được củng cố, Shopee có thể giảm dần mức độ hỗ trợ tài chính và vẫn giữ chân được khách hàng.

Ngoài ra, việc mở rộng thị trường cũng giúp Shopee thu hút nhiều người bán và người mua hơn, tạo ra một hệ sinh thái thương mại điện tử mạnh mẽ.

Rõ ràng nhận thức của người Việt Nam giờ mua hàng là cứ nghĩ tới ngay Shoppe, với những lần giảm giá và miễn phí vận chuyển đã ăn vào tiềm thức của người mua sắm.

Rủi Ro và Thách Thức

Tuy nhiên, chiến lược này không thiếu rủi ro. Việc liên tục “đốt tiền” có thể dẫn đến tình trạng tài chính không ổn định, đặc biệt nếu không thu hút đủ lượng khách hàng mới hoặc nếu đối thủ cạnh tranh tăng cường chiến lược tương tự. Ngoài ra, việc phụ thuộc vào chiết khấu và khuyến mãi có thể làm giảm giá trị thực của sản phẩm và dịch vụ trong mắt khách hàng.

Tăng trưởng của Shoppe

Báo cáo do công ty dữ liệu YouNet ECI cập nhật đến ngày 25/12/2023 cho thấy, tháng 11/2023, 4 sàn thương mại điện tử mang về tổng cộng 31.195 tỷ đồng giá trị giao dịch (GMV) đến từ 405 nghìn nhà bán. Doanh thu tháng 11/2023 tăng 9,3% so với tháng 10.

lai shoppe
Biểu đồ doanh thu tăng trưởng của Shoppe

 

Trong đó, sàn Shopee tiếp tục độc chiếm ngôi đầu thị phần doanh thu với 72,7% (tương đương 22,674 nghìn tỷ đồng).

Theo sau Shopee là TikTok Shop với 17,2% thị trường và Lazada với 9% thị trường.

Kết quả kinh doanh của Shopee tại Việt Nam đã phần nào phản ánh được sự “đốt tiền” của các sàn thương mại điện tử. Khi mới thâm nhập vào Việt Nam, Shopee thậm chí đã sử dụng chiêu “trắng” doanh thu từ năm 2016 đến 2018 để tung hàng loạt mã khuyến mại và chiếm thị phần tại Việt Nam. Đi kèm với việc không có doanh thu, công ty này cũng liên tục báo lỗ.

Kết Luận

Trong bối cảnh thương mại điện tử ngày càng cạnh tranh, chiến lược “đốt tiền” của Shopee có thể coi là một động thái mạo hiểm nhưng có tính toán. Việc này giúp họ mở rộng thị trường, tăng sự nhận biết thương hiệu, và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Tuy nhiên, Shopee cần cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo rằng chiến lược này không chỉ đem lại lợi ích ngắn hạn mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững lâu dài.

Về lâu về dài, khi mà thị trường còn không ai trụ lãi nữa. Lúc đó người tiêu dùng sẽ hết viễn cảnh miễn phí vận chuyển, hết mã giảm giá.
Cuộc đua này người có lợi nhất vẫn là người tiêu dùng

 

Bảo An

Bạn thấy bài viết này thế nào?