Trong quá trình học tập và rèn luyện, chúng ta không thể tránh được những lỗi vi phạm. Dù nhẹ hay nặng, bạn cũng có thể bị giáo viên yêu cầu viết bản kiểm điểm để nhìn nhận lỗi sai của bản thân. Tuy nhiên bạn đã biết cách viết bản kiểm điểm chính xác chưa?
Cùng Chợ Giá tìm hiểu cách viết bản kiểm điểm chính xác cho học sinh ngay nhé!
Xem thêm
Bản kiểm điểm là gì?
Bản kiểm điểm là một văn bản dùng cho một cá nhân để tự đánh giá, xem xét lại hành vi của bản thân khi mắc lỗi. Bản kiểm điểm còn được dùng để cá nhân nhìn lại bản thân xem trong một khoảng thời gian họ đã làm được gì hay chưa. Từ đó rút ra kinh nghiệm và đưa ra định hướng trong tương lai.
Bản kiểm điểm thường được sử dụng cho học sinh. Tuy nhiên, ngoài học sinh cũng có nhiều đối tượng có thể viết bản kiểm điểm. Không phân biệt giới tính, lứa tuổi hay nghề nghiệp,… đều có thể viết bản kiểm điểm.
Một số dạng bản kiểm điểm thường dùng
-
Bản kiểm điểm của học sinh, sinh viên
Đối tượng thường xuyên sử dụng bản kiểm điểm này là học sinh. Mục đích là để tự học sinh đó xem xét, đánh giá lại hành vi của bản thân khi phạm lỗi, kiểm điểm bản thân xem họ đã làm được gì trong một học kì hay một năm học vừa qua. Hầu như trong cuộc đời học sinh và sinh viên ai ai cũng có 1 lần phải viết 1 bản kiểm điểm lại bản thân.
Tải mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh 1
BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM
Em tên là:…………………………………………………………. Học sinh lớp:………………. Nơi ở:…………………………………..…………………………………………………………… Hiện ở với (đối với HS không ở với cha mẹ):………………………………..………………….. Họ tên cha:…………………………………………..…………………………………………………….. Số điện thoại:………………………………………………………………………………………………… Họ tên mẹ:………………………………………………………………………….…………………….. Số điện thoại:…………………………………………………………………………………..…………… Số điện thoại liên lạc gần nhất (đối với HS không ở với cha mẹ):……………………..……. Vi phạm nội quy vào ngày…..tháng…..năm…… Vi phạm lần thứ:………………………………………….. Nội dung vi phạm:………….……………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Thuộc điều………………… của trường………………………………………………………… Em nhận thấy việc làm của em là sai trái. Em xin hứa sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ bị xử lý kỷ luật với mức độ cao hơn.
|
Viết bản kiểm điểm để tự nhìn nhận và rút ra những kinh nghiệm để bản thân phát triển tốt hơn qua từng học kì. Bản kiểm điểm học sinh thường do học sinh tự viết và đa phần đều theo 1 khuôn mẫu.
-
Bản kiểm điểm dùng để rút kinh nghiệm:
Bản kiểm điểm rút kinh nghiệm thường hướng đến giúp các cá nhân có thể nhận ra được lỗi lầm của bản thân.
Mục đích cuối cùng là rút kinh nghiệm để không bị mắc phải lỗi ấy nữa. Kinh nghiệm sẽ là cơ sở giúp cá nhân ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt. Bản này thì đối với các cá nhân đang làm việc ở công ty hay cơ quan nhà nước đều hay viết.
Tải mẫu bản kiểm điểm rút kinh nghiệm
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam BẢN KIỂM ĐIỂM RÚT KINH NGHIỆM (Về Việc:………………….) Tôi tên là: ………………………………… |
Như báo chí đều đưa tin, sợi dây kinh nghiệm ở Việt Nam là sợi dây vô hình, rút hoài mà chẳng hết. Hầu như các cán bộ lãnh đạo đều hay sự dụng bản kiểm điểm để rút kinh nghiệm khi đã để xảy ra sai phạm
-
Bản kiểm điểm cá nhân:
Hầu hết các cá nhân viết bản kiểm điểm này để nâng cao ý thức trách nhiệm. Quan trọng là phải biết tự nhận ra khuyết điểm, những sai sót của mình để rút ra được kinh nghiệm trong thời gian sắp tới. Trước khi làm báo cáo tổng kết và bảng đánh giá nhân viên cuối năm các cá nhân sẽ thực hiện viết bản kiểm điểm này.
BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM ĐẢNG VIÊN NĂM ………..
Họ và tên: Nguyễn Văn A Ngày sinh: 01/08/1990 Chức vụ Đảng: Đảng viên (Trong trường hợp là người có chức vụ, ghi rõ chức vụ) Chức vụ chính quyền: (nếu có)……………………………. Chức vụ đoàn thể: (nếu có)………………………………… Đơn vị công tác: (Ví dụ: Trường Trung học phổ thông ABD) Chi bộ: (Ví dụ: Trường Trung học phổ thông ABD) Về tư tưởng chính trị: – Có quan điểm chính trị kiên định, luôn trung thành với đường lối của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; trung thành, tin tưởng vào chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. – Luôn chấp hành tốt các quan điểm, chủ trương đường lối và các Nghị quyết của Đảng, thực hiện đúng các quy định của pháp luật; – Luôn có tinh thần tự giác cao trong việc học tập, công tác, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ lý luận chính trị chuyên môn nghiệp vụ, cũng như năng lực công tác. Về phẩm chất đạo đức, lối sống: – Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng; tuyên truyền pháp luật, thực hiện đúng các quy định của pháp luật; – Là Đảng viên, tôi luôn trung thực, hòa nhã với mọi người, thẳng thắn, có ý thức xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất của Đảng; – Luôn lắng nghe ý kiến đóng góp, góp ý của nhân dân, có mối quan hệ gắn bó, thân thiết với nhân dân, luôn tôn trọng và phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân; – Kiên quyết, tích cực đấu tranh với những biểu hiện sai trái, chia rẽ, làm mất đoàn kết, không nể nang hoặc có ý tư thù đối với người góp ý, luôn có thái độ tôn trọng và lắng nghe ý kiến, góp ý của mọi người để điều chỉnh lời nói, việc làm của bản thân; – Có lối sống trong sạch, gương mẫu, lành mạnh, không mê tín dị đoan; không rượu chè, cờ bạc, không có quan hệ nam nữ bất chính; kê khai trung thực, đúng số tài sản và thu nhập cá nhân hàng năm; không tham ô, không lãng phí, không có tiếp tay, bao che cho hành vi tham ô, lãng phí; không nhận hối lộ, đưa hối lộ, không chạy/không chấp nhận việc chạy chức, chạy quyền. Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: – Có tinh thần trách nhiệm cao, đạt kết quả cao trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, cụ thể: * Về công tác chuyên môn:…………………… * Về công tác Chi bộ:………… (nếu có thành tích cụ thể thì ghi rõ như: Được Huyện ủy tặng bằng khen, được Tỉnh ủy tặng bằng khen,…) – Hoàn thành tốt nghĩa vụ của công dân nơi cư trú; thực hiện tốt các công việc mà bên Chi bộ giao. Về ý thức tổ chức kỷ luật: – Thực hiện đúng các nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc tổ chức, hoạt động và sinh hoạt của Đảng, chấp hành đúng sự phân công, cũng như sự điều động của Chi bộ, đơn vị đang công tác; – Luôn thực hiện nề nếp, chế độ sinh hoạt Đảng và đóng Đảng phí theo quy định; – Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt Đảng, đợt sinh hoạt chính trị theo quy định của địa phương, Điều lệ Đảng; – Chấp hành đúng các nội quy, quy định của địa phương, đơn vị công tác, chi bộ Đảng; – Có thái độ cầu thị trong việc nhận sửa chữa, khắc phục khuyết điểm. Kết quả phát huy những ưu điểm trước đó, khắc phục và sửa chữa các khuyết điểm, yếu kém: – Luôn luôn giữ vững, kiên định lập trường trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị. Tuyệt đối chấp hành các quy định, quy chế về Đảng viên, tích cực trau dồi kiến thức, học tập và tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về Đảng viên theo quy định; – Xây dựng Đảng ủy, Chi bộ đảng, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, đơn vị, cơ quan, tổ chức trong sạch, vững mạnh và ngày càng tiến bộ; – Thực hiện tốt tất cả các nguyên tắc mà Đảng ủy, Chi bộ đề ra; – Giải quyết các công việc một cách hiệu quả, đã biết linh hoạt, mềm dẻo trong giải quyết công việc. Hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân: – Các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế, chưa dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu sâu về các chủ trương, chính sách và các Nghị quyết, Quy định của Đảng; kiến thức pháp luật còn hạn chế; – Chưa mạnh dạn đưa ra các đề xuất, tham mưu để có những giải pháp phù hợp nhằm phát huy tốt hơn nữa trong hoạt động của Chi bộ, Đảng ủy cũng như trong công tác chuyên môn của bản thân; – Còn e dè, không tự tin đưa ra các đóng góp ý kiến, các đề xuất mới trong sinh hoạt Chi bộ vì còn thiếu tự tin, lo lắng và có sự nể nang tình cảm trong công tác phê bình và tự phê bình các đồng chí, đồng nghiệp. Phương hướng và biện pháp khắc phục, sửa chữa yếu kém, khuyết điểm trong thời gian tới: – Trong thời gian tới sẽ cố gắng phát huy ưu điểm, khắc phục về góp ý phê bình và tự phê bình cho đồng nghiệp, mạnh dạn, tích cực tham gia đóng góp ý kiến hơn trong sinh hoạt chi bộ. Trong quá trình giải quyết công việc phải linh hoạt, chủ động nhưng thận trọng, thể hiện thái độ kiên quyết, cứng rắn trong đấu tranh hạn chế tối đa các hành vi tham ô, tham nhũng, sai trái của các đồng chí, đồng nghiệp từ đó góp phần xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh; – Tự giác học tập, tích cực nghiên cứu, cập nhật kiến thức, cập nhật các nội dung mới, văn bản pháp luật mới để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực công tác, tạo cơ sở để tuyên truyền các kiến thức pháp luật, các chính sách của Đảng ủy và Nhà nước tới mọi công dân; – Tự ý thức về việc rèn luyện bản chất vô tư, khách quan, trung thực, mạnh dạn và nói thẳng, nói thật, chân thành; – Thường xuyên, tích cực tu dưỡng và rèn luyện đạo đức lối sống để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Tự nhận mức xếp loại chất lượng Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức: + Xếp loại đảng viên: Đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Xếp loại cán bộ, công chức: Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ. NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM (Ký, ghi họ tên) |
-
Bản kiểm điểm Đảng viên, cán bộ, công, viên chức:
Loại này thường dùng cho Đảng viên, cán bộ, công, viên chức vào dịp cuối năm. Để nhìn nhận, đánh giá bản thân một năm qua đã làm gì có lỗi và tự kiểm điểm bản thân.
Hướng dẫn viết bản kiểm điểm
Cách viết bản kiểm điểm học sinh đánh nhau
Để viết được bản kiểm điểm dành cho học sinh đánh nhau bạn điền các thông tin như sau:
- Sở GD&ĐT: Bạn ghi sở ở địa phương nhé.
- Trường: Điền tên trường bạn đang học
- Kính gửi: Bạn ghi tên trường ở dòng đầu và tên lớp ở dòng thứ hai
- Em tên là: Ghi đầy đủ họ tên và lớp học của bạn
- Nơi ở: Ghi cụ thể địa chỉ nơi bạn đang sinh sống
- Hiện ở với: Bạn nào ở với ba mẹ thì ghi tên ba mẹ vào, còn nếu ở với người thân dòng họ của mình ghi tên người thân mình vào. Ví dụ: Cô, dì, chú, bác,..
- Họ tên cha:……Số Điện Thoại: ..: Ghi đầy đủ họ tên cha và số điện thoại có thể liên lạc được với cha của bạn
- Họ tên mẹ: …..Số điện thoại: …..: Ghi đầy đủ họ tên mẹ và số điện thoại có thể liên lạc được với mẹ bạn
- Số điện thoại liên lạc gần nhất (đối với HS không ở với cha mẹ): Nếu bạn không ở với cha mẹ thì ghi số điện thoại của người mà bạn hiện đang sống cùng)
- Vi phạm nội quy vào ……..Vi phạm lần thứ…………: Bạn ghi rõ ngày tháng năm vi phạm và số lần vi phạm vào
- Nội dung vi phạm: Do em đánh nhau với bạn…….. nên em viết bản kiểm điểm này để xin lỗi thầy (cô)…….. và hứa lần sau sẽ không tái phạm nữa (thêm chữ em vào để tỏ vẻ biết lỗi và kính trọng thầy cô giáo và viết lý do sau đó nhé).
- Thuộc điều ……..trường ………: Bạn ghi rõ điều liên quan đến nội dung vi phạm và tên trường của mình.
- Cuối cùng ghi rõ ngày tháng năm viết, sau đó ký và ghi rõ họ tên.
Cách viết bản kiểm điểm học sinh nói chuyện
Để viết được bản kiểm điểm dành cho học sinh nói chuyện trong giờ học bạn điền các thông tin như sau:
- Sở GD&ĐT: Bạn ghi sở ở địa phương nhé.
- Trường: Điền tên trường bạn đang học
- Kính gửi: Bạn ghi tên trường ở dòng đầu và tên lớp ở dòng thứ hai
- Em tên là: Ghi đầy đủ họ tên và lớp học của bạn
- Nơi ở: Ghi cụ thể địa chỉ nơi bạn đang sinh sống
- Hiện ở với: Bạn nào ở với ba mẹ thì ghi tên ba mẹ vào, còn nếu ở với người thân dòng họ của mình ghi tên người thân mình vào. Ví dụ: Cô, dì, chú, bác,..
- Họ tên cha: ………..Số Điện Thoại: ……….: Ghi đầy đủ họ tên cha và số điện thoại có thể liên lạc được với cha của bạn
- Họ tên mẹ: ………..Số điện thoại: ………….: Ghi đầy đủ họ tên mẹ và số điện thoại có thể liên lạc được với mẹ bạn
- Số điện thoại liên lạc gần nhất (đối với HS không ở với cha mẹ): Nếu bạn không ở với cha mẹ thì ghi số điện thoại của người mà bạn hiện đang sống cùng)
- Vi phạm nội quy vào ……..Vi phạm lần thứ…….: Bạn ghi rõ ngày tháng năm vi phạm và số lần vi phạm vào
- Nội dung vi phạm: Em đã nói chuyện trong giờ học gây ảnh hưởng tới tiết dạy của thầy (cô) và các bạn trong lớp. Em hứa sẽ không tái phạm nữa. (thêm chữ em vào để tỏ vẻ biết lỗi và kính trọng thầy cô giáo)
- Thuộc điều ……..trường ……..: Bạn ghi rõ điều liên quan đến nội dung vi phạm và tên trường của mình.
- Cuối cùng ghi rõ ngày tháng năm viết, sau đó ký và ghi rõ họ tên.
Cách viết bản kiểm điểm học sinh không thuộc bài
- Quốc hiệu: Cần ghi bằng chữ in hoa và được trình bày ra giữa trang giấy
- Kính gửi đến ban ngành liên quan như: nhà trường, thầy/cô.
- Tiếp theo cần nêu rõ thông tin người viết bản kiểm điểm, học sinh lớp nào
- Lý do viết bản kiểm điểm, nguyên nhân dẫn tới sự việc, hậu quả mà sự việc gây ra.
- Nhận lỗi và lời hứa của bản thân về việc vi phạm. Lời cảm ơn.
- Cuối cùng là chữ ký của người lập kiểm điểm, tùy vào từng lý do để cần cả chữ ký của phụ huynh học sinh.
Cách viết bản tự kiểm điểm cá nhân
- Quốc hiệu: Cần ghi bằng chữ in hoa và được trình bày ra giữa trang giấy
- Kính gửi đến ban ngành liên quan như: nhà trường, thầy/cô.
- Tiếp theo cần nêu rõ thông tin người viết bản kiểm điểm, sinh ngày bao nhiêu, hiện đang học ở lớp, trường và nhiệm vụ được giao là gì?
- Tiếp theo là nêu ra lý do viết bản kiểm điểm, nguyên nhân, hậu quả và đã khắc phục như thế nào?
- Xin nhận hình thức kỷ luật và lời hứa của bản thân về việc vi phạm
- Cuối cùng là chữ ký của người lập bản kiểm điểm.
Thông qua bản kiểm điểm, chúng ta có thể nhìn nhận lại các lỗi sai, đồng thời nhìn lại một năm học, một kỳ học đã qua chúng ta đã đạt được gì, có tiến bộ từng ngày hay không, có lặp lại lỗi sai ấy hay không. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn phải viết bản kiểm điểm.
Tuy nhiên, dù là lí do gì thì bạn nên rèn luyện bản thân, học tập thật tốt, tránh mắc lỗi dù là những lỗi nhỏ nhất.
Bài viết của Chợ Giá đã hướng dẫn cho bạn cách viết một bản kiểm điểm, mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích.
No comments.
You can be the first one to leave a comment.