Chợ giá – Tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam – Vingroup, đã gặp phải một thách thức lớn khi mà VinFast – công ty con của họ đã ghi nhận một khoản lỗ khổng lồ vào năm 2023. Tuy nhiên, với một chiến lược tài chính thông minh và nỗ lực không ngừng, Vingroup đã có bước phục hồi ấn tượng, thoát khỏi cảnh lỗ lớn.
Khoản lỗ của VinFast được dự tính lên tới 57.000 tỷ đồng vào năm 2023 đã đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai của Vingroup. Tuy nhiên, một báo cáo tài chính kiểm toán mới đây đã cho thấy sự khôn ngoan và linh hoạt trong chiến lược tài chính của tập đoàn này.
Ban lãnh đạo của Vingroup đã thống nhất sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương án huy động vốn khác nhau, bao gồm thị trường trong nước (phát hành trái phiếu và vay ngân hàng), huy động khoản vay quốc tế, thị trường vốn quốc tế, đặc biệt là thị trường Mỹ đối với VFS.
Theo báo cáo, Vingroup đã thu được hơn 35.700 tỷ đồng từ các hoạt động bất thường như bán các công ty con của mình và nhận tiền tài trợ. VinFast đã nhận được hơn 20.600 tỷ đồng từ các bên liên quan, chủ yếu là từ chủ tịch Vingroup – ông Phạm Nhật Vượng. Ngoài ra, Vingroup còn thoái vốn khỏi một số công ty con thành công và ghi nhận lợi nhuận khoảng 15.100 tỷ đồng.
Trước hết, hãy nói về các khoản tiền được nhận tài trợ của Vinfast. Khoản này cũng được thể hiện trong báo cáo của VinFast khi nộp lên ủy ban chứng khoán Mỹ, với vai trò là nguồn tiền tài trợ. Tuy nhiên,vì tuân thủ chuẩn mực báo cáo quốc tế khoản thủ này không giúp cho Vinfast giảm lỗ. Đó đơn giản chỉ là một khoản tiền bơm vào Vinfast mà thôi . Sau đó, Vingroup lại lập một báo cáo tuân theo chuẩn mực của Việt Nam, vì vậy có thể ghi nhận số tiền này như một khoản doanh thu, giúp công ty giảm lỗ.
Về khoản thu từ việc bán các công ty con của mình và thanh lý đầu tư, Vingroup đã thoái vốn khỏi 7 công ty con và ghi nhận tổng cộng gần 14.000 tỷ đồng. Ba trong số này, bao gồm Phát Đạt (5000 tỷ), Trường Lộc(3500 tỷ) và S-Vin2 (2900 tỷ), đã mang lại khoản lãi hàng nghìn tỷ đồng cho công ty. Và lưu ý rằng, đây không phải là công ty bất động sản Phát Đạt đang được niêm yết trên thị trường.
Về các hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2023, tập đoàn Vingroup đã ghi nhận mức doanh thu khoảng 161634 tỷ đồng, tăng lên 59% so với năm trước.
Cụ thể, mảng chuyển nhượng bất động sản đã đem về hơn 94.000 tỷ đồng cho Vingroup trong năm 2023, chiếm đến 58% trong cơ cấu tổng doanh thu của tập đoàn. Mức doanh thu từ mảng này đã tăng 59% so với năm trước chủ yếu nhờ tốc độ bàn giao mạnh mẽ các căn bất động sản thấp tầng tại dự án Vinhomes Ocean Park 2 và Vinhomes Ocean Park 3.
Ở lĩnh vực bất động sản bán lẻ của Vingroup thì Vincom Retail cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao cả về doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước, với mức doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Vincom Retail đạt 9791 tỷ đồng và 4409 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 33% và 59% so với năm 2022.
Đối với các lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam tiếp tục hồi phục sau đợt dịch Covid-19 vô cùng rõ nét với tổng lượt khách nội địa được thống kê năm 2023 đã vượt mức trước dịch. Lượng khách nước ngoài theo ước tính tăng 3,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái và vượt kế hoạch cả năm. Và đương nhiên, các kết quả kinh doanh của mảng này cũng cải thiện rõ nét trong năm 2023 với doanh thu đạt 8960 tỷ đồng (tăng lên 33% so với năm 2022).
Nhìn chung, các khoản thu này đã giúp Vingroup thoát khỏi cảnh lỗ. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là mặc dù lãi trước thuế của Vingroup lên tới 13.700 tỷ đồng, nhưng họ lại phải đối mặt với một khoản thuế cao chót vót lên đến 11.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy rằng dù có sự cố gắng lớn trong việc tạo ra lợi nhuận, Vingroup vẫn phải đối mặt với nhiều áp lực thuế.
Báo cáo tài chính kiểm toán của Vingroup đã phản ánh sự nỗ lực và chiến lược tài chính thông minh của tập đoàn trong việc duy trì dòng tiền và phục hồi kinh doanh sau những thách thức. Đây là một bước quan trọng trong hành trình của Vingroup trở lại vị thế vững mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế.
No comments.
You can be the first one to leave a comment.