Vào ngày 25/10, tỷ giá Đô la Mỹ (USD) so với Yên Nhật (JPY) đã vượt qua ngưỡng quan trọng là 150 JPY/USD – phản ánh sự mất giá mạnh của đồng tiền Nhật Bản. Khi đó, các nhà đầu tư tiền tệ trông đợi vào động mạnh mẽ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) để bảo vệ giá trị đồng Yên. Nhưng BOJ chỉ có 1 thay đổi nhỏ trong việc kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) khiến thị trường thất vọng, đẩy đồng yên của Nhật Bản tiếp tục suy yếu hơn vào tháng 11. Câu hỏi chính đáng đang được đặt ra là liệu đồng tiền của Nhật Bản có thể trượt giá tiếp trong năm 2024?
Những lý do có thể khiến đồng Yên Nhật có thể trượt giá
Trong quá khứ Nhật Bản đã thay đổi chính sách nhưng Yên Nhật vẫn trượt giá
Đồng Yên mất giá liên tục sau thông báo của hội đồng chính sách của BoJ vào ngày 31/10 rằng họ sẽ cho phép lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của Nhật Bản tăng lên trên 1%, nới lỏng thêm chính sách kiểm soát đường cong lợi suất – và là lần nới lỏng thứ 2 chỉ sau 3 tháng. Trước đó, vào tháng 7, BOJ đã điều chỉnh nới lỏng việc kiểm soát đường cong lãi suất lần 1, họ cho phép lợi suất tăng lên 1% từ mức trần trước đó là 0,5%, chủ yếu thông qua việc cung cấp mua trái phiếu 10 năm với mức lãi suất cố định là 1% trong các hoạt động lãi suất cố định.
Cuộc họp ngày 31/10 đã mở rộng chính sách này lên trên 1%, ngay lập tức kích hoạt lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) 10 năm leo lên mức cao nhất 10 năm là trên 0,95% vào đầu tháng 11
Thông thường, khi chính sách thay đổi như vậy sẽ hỗ trợ một đồng Yên mạnh hơn, vì lãi suất cao hơn do các hành động của BoJ sẽ có khả năng thúc đẩy nhu cầu cao hơn đối với đồng tiền của Nhật Bản. Tuy nhiên, các báo cáo cho thấy thị trường kỳ vọng việc BOJ từ bỏ hoàn toàn việc kiểm soát đường cong lợi suất chứ không phải thay đổi một phần như chính sách BOJ đã thông báo, đẩy đồng Yên Nhật liên tiếp trượt giá
Biểu đồ tỷ giá JPY/VND hôm nay
Khoảng cách lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản có thể tiếp tục mở rộng
Khoảng cách lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản có thể tiếp tục mở rộng khi chế độ “neo lãi suất cao trong thời gian dài” của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tương phản rõ rệt với chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của Tokyo; lãi suất dài hạn điều chỉnh theo lạm phát của Mỹ dự kiến hiện ở mức khoảng 2,5%, trong khi phía Nhật Bản vẫn duy trì lãi suất âm. Do đó, đồng yên có thể tiếp tục xu hướng giảm so với đồng đô la cho đến tận năm 2024.
Thật vậy, một số nhà hoạch định chính sách của Mỹ nhận định sẽ cần thêm các đợt tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát xuống mức mục tiêu 2% của họ. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Minneapolis, Neel Kashkari, gần đây trả lời phỏng vấn với Wall Street Journal rằng “Tăng lãi suất không đủ sẽ không đưa chúng ta trở lại mức 2% trong một thời gian hợp lý,” Ông Kashkari nói cần thêm thông tin để đưa ra quyết định về lãi suất.
Thay đổi từ BOJ thường không đạt mức ‘kỳ vọng’ của thị trường
Một số nhà phân tích tin rằng những động thái gần đây của ngân hàng trung ương nhằm nâng dần lợi suất trái phiếu 10 năm JGB để đi đến điểm kết thúc chính sách gây tranh cãi này. Nhà phân tích của Daiwa Securities, Kazuya Sato nhận định:”Tôi nghĩ BoJ đã bắt đầu một con đường dần dần hướng tới bình thường hóa mà không tạo ra quá nhiều tác động thị trường.” Tuy nhiên, thống đốc BoJ, Kazuo Ueda, gần đây đã lưu ý rằng ông không kỳ vọng lợi suất sẽ tăng “nhiều so với mức trần” và chắc chắn không vào phạm vi 1,5-2%. Trích phát ngôn của Ueda: “Dự báo của chúng tôi là lợi suất 10 năm sẽ không duy trì ở mức cao hơn nhiều so với 1% trong thời gian dài, vì chúng tôi dự định sẽ tiếp tục mua trái phiếu JGB quy mô lớn khi cần thiết và thực hiện các hoạt động mua trái phiếu cố định không giới hạn trong một số trường hợp”
Trong khi một số người hoan nghênh việc BoJ nới lỏng dần đường cong lợi suất như một động thái tích cực hướng tới việc chấm dứt việc kiểm soát đường cong lợi suất, những người khác đang chờ đợi ngân hàng này nâng lãi suất ngắn hạn – và quan trọng là, xóa bỏ mức lãi suất âm hiện tại là -0,1%. Nhưng BOJ chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về việc thoát khỏi chính sách lãi suất âm
Steve Donzé, phó giám đốc đầu tư và sản phẩm tại Pictet Asset Management Japan nhận định: Trong ba tháng qua, thị trường đã định giá cho Yên Nhật không chỉ cho việc thoát khỏi lãi suất âm mà còn cho một đợt tăng lãi suất vào năm tới. Times cho rằng đợt tăng lãi suất đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng giêng, trong khi UBS dự đoán tăng lãi suất vào tháng 4, Goldman Sachs dự đoán BOJ tăng lãi suất vào tháng 10 năm 2024.
Nhưng quỹ đạo lãi suất của Nhật Bản thường không ‘đạt kỳ vọng’ của các nhà đầu tư, người ta có thể cho rằng sẽ không có sự tăng giá đáng kể nào của đồng yên trong thời gian tới.
Tóm lại, đồng yên của Nhật Bản có khả năng tiếp tục giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt khác trong năm 2024, xu hướng đồng tiền Nhật Bản vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chợ Giá cập nhật và gửi bạn tỷ giá đồng Yên hôm nay tại chợ đen và các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Tỷ giá 1 man (一万 hay 10.000 Yên) 1/12/2023
Giá Yên chợ đen hôm nay
Bảng giá man hôm nay 1/12/2023 tại hơn 36 ngân hàng Việt Nam
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.