Theo dữ liệu vừa được công bố hôm nay, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 7 đã tăng trưởng chậm hơn dự kiến và khối lượng hàng hóa xuất khẩu tiếp tục giảm, làm dấy lên những nghi ngờ về triển vọng của nền kinh tế đang bắt đầu hồi phục. Điều này đã khiến đà tăng của tỷ giá Yên Nhật bị kìm hãm.
Hôm nay 21/08/2024, 1 Yên Nhật (JPY) ước tính quy đổi được 171,34 đồng tiền Việt (VND), quay đầu giảm nhẹ 0,25 đồng so với phiên hôm qua.
Kim ngạch xuất khẩu Nhật Bản tăng chậm hơn dự
Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7, đánh dấu tháng tăng thứ tám liên tiếp, thấp hơn dự báo trung bình của thị trường là 11,4%.
Tuy nhiên, tổng khối lượng hàng hóa xuất khẩu đã giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7, đánh dấu tháng giảm thứ sáu liên tiếp.
Takeshi Minami, nhà kinh tế trưởng tại Viện Nghiên cứu Norinchukin cho biết: “Triển vọng nhu cầu toàn cầu vẫn mờ mịt khi các vấn đề bất động sản tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc và thị trường việc làm của Mỹ đang nguội lạnh đi. Thêm vào đó, nếu đồng Yên Nhật phục hồi mạnh hơn, xuất khẩu của Nhật Bản cũng sẽ tăng trưởng chậm lại”
Dữ liệu từ Bộ Tài Chính Nhật Bản công bố cho thấy xuất khẩu sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, tăng 7,2% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu mạnh mẽ đối với thiết bị sản xuất chip, trong khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng 7,3%
Nhập khẩu tăng 16,6% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với mức tăng dự kiến của các nhà kinh tế là 14,9%
Thâm hụt thương mại là 621,8 tỷ Yên, cao hơn so với dự báo thâm hụt là 330,7 tỷ Yên.
Thách thức của BOJ
Những dấu hiệu mới nổi về tăng trưởng tiền lương bền vững và kỳ vọng rằng điều này sẽ giúp lạm phát đạt mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) là những yếu tố chính đằng sau đợt tăng lãi suất gần đây của BOJ.
Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương đang phải đối mặt với những thách thức khi chuyển hướng khỏi một thập kỷ chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, bao gồm cả việc gây sức ép lên các hộ gia đình do chi phí sinh hoạt tăng cao.
Kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách rằng động cơ xuất khẩu sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế đã bị suy yếu do nhu cầu ở nước ngoài không đồng đều và sự yếu kém ở thị trường lớn là Trung Quốc.
Thống đốc Kazuo Ueda cho biết BOJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu nền kinh tế và giá cả diễn biến theo đúng dự báo của ngân hàng, nhưng sự phục hồi mong manh của kinh tế Nhật Bản năm ngoái và tác động tiêu dùng do đồng Yên yếu tiếp tục làm gia tăng sự không chắc chắn về lộ trình bình thường hóa chính sách.
Minami của Norinchukin nói: “Do động lực xuất khẩu có vẻ không khởi sắc, nền kinh tế Nhật Bản sẽ phụ thuộc vào sự phục hồi của tiêu dùng trong nước được hỗ trợ bởi tăng trưởng tiền lương trong những tháng tới. Tôi dự đoán BOJ sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất khác vào cuối năm miễn là thị trường tài chính vẫn tương đối ổn định và tiêu dùng vẫn vững chắc, mặc dù sự mạnh lên của đồng Yên cuối cùng có thể làm chậm lạm phát và có thể buộc BOJ phải tạm dừng tăng lãi suất vào một thời điểm nào đó trong năm sau”
Tổng kết lại, việc kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản chậm lại trong tháng 07 có thể gây sức ép lên BOJ trong việc chuyển hướng chính sách và khiến tỷ giá Yên Nhật chững lại trong thời gian tới
Tỷ giá 1 man (一万 hay 10.000 Yên) chợ đen 21/08/2024
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.