Thị trường ngoại hối châu Á hôm nay 19/01 ảm đạm sau nhiều phiên giảm mạnh, trong bối cảnh đồng đô la Mỹ giảm được củng cố sức mạnh khi dữ liệu doanh số bán lẻ mạnh mẽ của Mỹ làm dấy lên nghi ngờ về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất sớm.
Bên cạnh đó, dữ liệu tăng trưởng GDP của Trung Quốc thấp hơn dự kiến, cho thấy nền kinh tế lớn nhất khu vực vẫn đang phải vật lộn với quá trình phục hồi hậu COVID-19. Nền kinh tế Trung Quốc có ảnh hưởng chi phối toàn khu vực dẫn đến xu hướng giảm của các đồng tiền trong khu vực nói chung
Diễn biến tỷ giá của các đồng tiền Châu Á
Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY) không thay đổi sau khi giảm xuống mức thấp nhất gần 2 tháng. Tuy nhiên, biên độ sụt giảm của đồng tiền này đã được hạn chế bởi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thiết lập mức tỷ giá quy đổi trung bình USD/CNY trong nước mạnh hơn thực tế, với biên độ dao động chỉ +-2%
Đồng đô la Úc tăng 0,3% sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng trong phiên trước. Dữ liệu việc làm cho thấy số người lao động ở Úc giảm bất ngờ vào tháng 12, mặc dù thị trường lao động nói chung vẫn tương đối thắt chặt, làm dấy lên lo ngại Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ nới lỏng tiền tệ.
Đồng Yên Nhật ổn định ở mức thấp trong 1,5 tháng trước thềm dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chính thức dự kiến sẽ công bố vào hôm nay. Thị trường đang dự báo chỉ số này sẽ cho thấy sự suy giảm của lạm phát – mang lại ít động lực cho Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong việc xoay trục chính sách, diễn biến này không mấy khả quan cho đồng Yên Nhật
Won Hàn Quốc là đồng tiền tăng giá mạnh nhất trong khu vực, tăng tới 0,3%, mặc dù tỷ giá hiện tại vẫn ở gần mức thấp so với tháng 11. Đài tệ của Đài Loan cũng tăng trở lại nhưng vẫn ở mức thấp trong 1 tháng qua.
Nhà chiến lược tiền tệ Christopher Wong tại OCBC cho biết: “Trong thời gian gần đây, các đồng tiền châu Á, chủ yếu là Won Hàn Quốc và Đài tệ, đã có một cú sụt giảm mạnh do sự kết hợp bất lợi của tình trạng bán tháo cổ phiếu, lợi suất cao hơn, lo ngại về tăng trưởng của Trung Quốc và rủi ro địa chính trị”
Tuy nhiên, ông Wong lại lạc quan về việc dòng vốn đầu tư sẽ quay trở lại châu Á do các đợt thay đổi chính sách của ngân hàng trung ương vẫn được dự báo sẽ diễn ra trong năm nay.
Các nhà phân tích tại Citi ước tính đã có 5,2 tỷ đô la Mỹ vốn ròng chảy khỏi châu Á do hiện tượng siết nợ kỳ hạn đồng đô la, đặc biệt đến từ Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc, mức cao nhất kể từ thời kỳ phong tỏa Covid-19 ở Trung Quốc và leo thang xung đột Nga-Ukraine vào tháng 3 năm 2022.
Các đồng tiền Châu Á khác: Đồng đô la Singapore – cũng có mức độ tiếp xúc thương mại lớn với Trung Quốc – tăng nhẹ sau khi chạm mức thấp hai tháng vào thứ Tư. Peso Philippines tăng nhẹ, trong khi Rupiah Indonesia và Ringgit Malaysia không đổi. Baht Thái giảm nhẹ.
Nhìn chung, các đồng tiền trên thị trường Châu Á đã có một ngày giao dịch ảm đạm, do lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu. Dữ liệu kinh tế yếu kém từ Trung Quốc và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không cắt giảm lãi suất sớm đã khiến nhà đầu tư lo ngại về triển vọng tăng trưởng của khu vực.
Giá USD chợ đen hôm nay 19/01/2024
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.