Chợ giá – Hiện tại bạn đang sử dụng thẻ tín dụng với hạn mức có thể thoải mái mua sắm online. Việc này đang được các ngân hàng và các tổ chức tài chính khuyến khích. Tuy nhiên nhiều người không biết cách để rút tiền từ thẻ tín dụng? Ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 3 cách rút tiền từ thẻ tín dụng mà ít chi phí nhất
Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng là loại thẻ Credit Card, được cấp từ các công ty tài chính Visa, MasterCard và JCB. Ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn một hạn mức dựa trên lịch sử tín dụng của bạn.
>>> Xem ngay: Thẻ tín dụng là gì? Điều kiện mở thẻ tín dụng các ngân hàng
Rút tiền từ thẻ tín dụng là gì?
Rút tiền từ thẻ tín dụng là việc khách hàng dùng thẻ tín dụng như một loại thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ hay thẻ ATM để rút tiền tại các máy ATM. Số tiền được phép rút tại ATM là tiền của chủ thẻ nạp vào trước, rút ra sau, nhưng số tiền mà bạn rút từ thẻ tín dụng là tiền vay mượn và bị tính lãi rất cao.
Nhiều người khi không thể vay tiền tại ngân hàng mới sử dụng cách rút tiền từ thẻ tín dụng, nhất là trong thời điểm khó khăn tài chính dồn dập cần tiền gấp. Bạn cũng nên cân nhắc kỹ trước quyết định có nên rút tiền từ thẻ tín dụng hay không.
>>> Xem ngay: Sử dụng thẻ tín dụng có chuyển khoản được không?
Cách rút tiền mặt từ thẻ tín dụng an toàn
Rút tiền tại máy cà thẻ tại cửa hàng đối tác với công ty tín dụng
Ví dụ thẻ của bạn có hạn mức là 20 triệu thì có các cách như sau để rút tiền từ thẻ tín dụng: Mua sắm tại trung tâm thương mại, cửa hàng thực phẩm (những nơi chấp nhận thẻ), mua sắm tại cửa hàng điện máy có quét thẻ POS. Sau đó người bán sẽ yêu cầu bạn nhập số tiền, số mã pin và bấm OK. Máy POS sẽ trừ tiền trong thẻ của bạn
Rút tiền thẻ tín dụng tại cây ATM
Với trường hợp này, bạn cần sử dụng thẻ có mã PIN để nhập vào máy. Mã pin có từ 4-6 số, và bạn cần đảm bảo việc che mã số này lại để kẻ gian không đánh cắp thông tin. Khi rút tiền tại ATM bạn sẽ tốn một khoản phí nhiều hơn so với các loại thẻ khác.
Ví dụ muốn rút 10 triệu đồng từ thẻ tín dụng, phí rút tiền sẽ là 4%, tương đương với 4% x10 triệu = 400 nghìn đồng. Ngày bạn rút vào 1/1 và ngày bạn trả là 15/1, ngoài phí rút tiền bạn sẽ chịu một khoản lãi trong vòng 15 ngày, chiếm từ 2-3% hoặc nhiều hơn. Nếu bạn vay 5 ngày với lãi suất 2-3% và số tiền 10 triệu, bạn trả thêm 1 khoản lãi là: 2.5% x 10 triệu = 250 nghìn tiền lãi/tháng. Do bạn vay có 15 ngày thì số tiền phải trả là 250 nghìn/2 = 125 nghìn/tháng. |
Đến ngày 15/1 bạn trả lãi thì tổng khoản phí là 125 nghìn + 400 nghìn = 525 nghìn
Khoản phí này rất cao, tương đương với lãi suất 5.25% của khoản 10 triệu đã vay mà chỉ trong vòng 15 ngày. Tổng lãi suất tầm 5,25%/2 = 10,5%/tháng.
Hiện nay lãi suất ngân hàng chỉ 8-9%/năm, còn với cách này bạn phải chịu lãi suất 10.5%/tháng.
Vì vậy Chợ Giá thực sự khuyên bạn không nên rút tiền tại ATM vì phí rất cao. Còn nếu đang gặp khó khăn tài chính thì bạn nên trả nhanh nhất có thể để không chịu mất thêm phí.
Cách rút tiền thẻ tín dụng qua dịch vụ POS bên ngoài ngân hàng
Dịch vụ này có ưu điểm là không tốn phí rút tiền trong ngân hàng hay công ty tài chính. Nghĩa là khoản phí rút tiền là 4% thì bạn sẽ được rút miễn phí 0%. Ngoài ra, bạn còn có thể rút được 100% số tiền tại máy POS, còn nếu rút tại máy ATM thì chỉ rút được 50%. Ví dụ thẻ tín dụng của bạn có 20 triệu thì sẽ rút được tối đa 20 triệu.
Để hạn chế ngân hàng khóa thẻ thì bạn chỉ nên rút 80% thẻ và dư lại 20% số tiền trong thẻ. Số tiền 20% này dùng để tăng hạn mức vay, sau vài tháng ngân hàng có thể tăng số tiền trong thẻ lên 50 triệu đồng.
Đồng thời để lại tiền trong thẻ sẽ hạn chế phí phạt. Giả sử bạn rút hết 20 triệu trong thẻ và chỉ còn 0 đồng. Nếu ngân hàng thu phí SMS là 15 nghìn, mà bạn không còn tiền trong thẻ thì bạn sẽ chịu một khoảng phạt khoảng dưới 500 nghìn.
Do đó bạn nên chỉ rút tối đa trong khoảng 80% thẻ.
Khi nào nên rút tiền từ thẻ tín dụng?
Câu trả lời là chỉ rút khi bạn thực sự không còn cách nào để vay tiền từ ngân hàng nữa. Khi đã hiểu rõ lãi suất của việc vay tiền thì bạn có thể hình dung được viẹc rút tiền từ thẻ chỉ dành cho trường hợp cấp bách. Hãy liên hệ với ngân hàng để có những giải pháp tài chính tối ưu hơn cả.
Những lưu ý khi rút tiền từ thẻ tín dụng
- Hoàn trả khoản phí và lãi cho ngân hàng nhanh nhất có thể: Mỗi ngày bạn thanh toán chậm là một ngày bạn bị cộng dồn thêm một khoản lãi, để càng lâu thì tiền lãi phát sinh càng cao, dẫn đến nợ xấu sau này. Do đó cần thanh toán sớm nhất có thể dưới 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày trong khả năng.
- Dùng thẻ có lãi suất thấp: Một số ngân hàng cho sử dụng thẻ tín dụng có lãi suất thấp với các ưu đãi về phí rút tiền, bạn có thể tham khảo nhiều ngân hàng trước khi chọn một ngân hàng có chính sách lãi suất phù hợp với bạn.
Phí rút tiền tử thẻ tín dụng các ngân hàng
Dưới đây là mức phí rút tiền mặt thẻ tín dụng của một số ngân hàng hiện nay:
Ngân hàng |
Mức phí rút tiền
(Áp dụng thẻ hạng chuẩn, rút tại cây ATM cùng ngân hàng) |
Vietinbank |
4% số tiền rút, tối thiểu 55.000 VND
|
SCB |
3% số tiền rút, tối thiểu 60.000 VND
|
Eximbank, Sacombank, SHB, VIB |
4% số tiền rút, tối thiểu 60.000 VND
|
OCB |
2% số tiền rút, tối thiểu 100.000 VND
|
ACB, TPBank, Techcombank |
4% số tiền rút, tối thiểu 100.000 VND
|
HDbank |
2% số tiền rút, tối thiểu 55.000 VND
|
ABBank, HSBC, LienVietPostBank, MSB, PVcombank, Vietcombank, VPbank |
4% số tiền rút, tối thiểu 50.000 VND
|
Citibank, BIDV |
3% số tiền rút, tối thiểu 50.000 VND
|
Agribank |
2% số tiền rút, tối thiểu 20.000 VND
|
FE Credit |
1% số tiền rút, tối thiểu 10.000 VND
|
Viet Capital Bank | Miễn phí |
>> Xem ngay: Nên mở thẻ tín dụng ngân hàng nào?
Kết luận
Qua bài viết trên chúng tôi đã hướng dẫn cách rút tiền trong thẻ bằng 3 cách khác nhau, mỗi cách có một ưu nhược điểm riêng và bạn có thể cân nhắc lợi hại để rút tiền.
Tuy nhiên, việc rút tiền từ thẻ tín dụng tốn phí rất cao và việc này hoàn toàn không được các ngân hàng cho phép. Và tất nhiên Chợ Giá không được khuyến khích thực hiện. Khi bạn rút tiền tại các dịch vụ POS còn có nguy cơ bị lộ thông tin thẻ.
Thanh Tâm – Chợ giá
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.