Chợ giá – Tổ chức Các Nước Xuất Khẩu Dầu Mỏ (OPEC+) mới đây thông báo sẽ bắt đầu tăng dần sản lượng dầu mỏ sau nhiều lần trì hoãn. Động thái này diễn ra trong bối cảnh áp lực từ Tổng thống Hoa Kỳ – Donald Trump, người đã yêu cầu OPEC+ hạ giá dầu để hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu.
OPEC+ tiến hành tăng sản lượng dầu thô

Theo thông báo, OPEC+ – liên minh gồm các quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới do Saudi Arabia và Nga dẫn đầu, sẽ tăng sản lượng dầu thô thêm 138.000 thùng mỗi ngày vào tháng 4 năm nay. Được biết, đây là đợt tăng sản lượng đầu tiên trong chuỗi kế hoạch khôi phục nguồn cung bị đình trệ suốt hơn hai năm qua. Theo dự báo, tổng sản lượng của OPEC+ sẽ được phục hồi dần dần và đạt mức 2,2 triệu thùng/ngày vào năm 2026.
Tuy nhiên, OPEC+ cũng khẳng định rằng mức tăng này có thể sẽ bị tạm dừng hoặc đảo ngược nếu điều kiện thị trường không thuận lợi. “Sự linh hoạt này sẽ giúp OPEC+ tiếp tục duy trì sự ổn định trên thị trường dầu mỏ”.
Đây là quyết định quan trọng bởi trước đó, nhiều nhà phân tích dự đoán rằng OPEC+ có thể sẽ tiếp tục trì hoãn việc tăng nguồn cung. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh giá dầu thế giới đang ở mức thấp, khiến các quốc gia sản xuất dầu như Saudi Arabia gặp khó khăn trong việc duy trì chi tiêu cho các hoạt động quốc gia.
>>> Xem thêm: Giá dầu sẽ thế nào nếu OPEC+ tăng sản lượng vào tháng 4/2025
Áp lực từ Tổng thống Donald Trump
Một yếu tố không thể bỏ qua trong quyết định của OPEC+ lần này là sự tác động của Tổng thống Hoa Kỳ – Donald Trump. Được biết, ông đã không ít lần yêu cầu các quốc gia sản xuất dầu lớn giảm giá dầu, nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Thái tử – Mohammed bin Salman của Saudi Arabia, trong một nỗ lực tăng cường quan hệ với Washington, đã cam kết đầu tư 600 tỷ USD vào nền kinh tế Hoa Kỳ.
Theo một số nguồn tin khác, sự thay đổi trong chính sách năng lượng của Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Trump có thể tạo ra những cơ hội mới cho các quốc gia sản xuất dầu trong OPEC+ – đặc biệt là Nga. Và Nga có thể hưởng lợi từ các lệnh trừng phạt mới từ phía Hoa Kỳ đối với các đối thủ như Iran, tạo ra khoảng trống mà các quốc gia OPEC+ có thể lấp đầy.
Ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ
Quyết định tăng sản lượng của OPEC+ ngay lập tức đã tác động tiêu cực đến giá dầu. Dầu thô Brent theo chuẩn mực quốc tế, đã giảm tới 2,8% xuống còn 71,26 USD/thùng và đây cũng là mức thấp nhất trong gần ba tháng qua.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tại Paris, ngay cả khi OPEC+ giữ nguyên sản lượng, thị trường dầu mỏ toàn cầu vẫn phải đối mặt với tình trạng dư cung khoảng 450.000 thùng/ngày trong năm nay. Lý do là nguồn cung từ các quốc gia không thuộc OPEC+, như Hoa Kỳ, Brazil, Canada và Guyana, đang tăng trưởng mạnh mẽ, vượt xa mức tăng trưởng của nhu cầu tiêu thụ.
Ngoài ra, OPEC+ sẽ phải đối mặt với tình trạng khó khăn hơn trong việc duy trì ổn định giá dầu nếu các quốc gia sản xuất dầu ngoài tổ chức tiếp tục gia tăng sản lượng. Các nhà phân tích cho rằng, nếu sự gia tăng sản lượng của OPEC+ tiếp tục, giá dầu có thể sẽ giảm thêm nữa trong thời gian tới, gây khó khăn cho các quốc gia sản xuất dầu trong việc duy trì ngân sách quốc gia.
Tình hình thị trường dầu mỏ toàn cầu
Một trong những yếu tố quan trọng khác khiến OPEC+ không thể kéo dài việc cắt giảm sản lượng là tình hình thị trường dầu mỏ toàn cầu. Theo thông báo, OPEC+ dự báo sẽ có sự dư cung khoảng 450.000 thùng/ngày trong năm 2025, ngay cả khi nhóm này không thay đổi sản lượng.
Một lý do khác là nhu cầu dầu thô toàn cầu chưa phục hồi hoàn toàn sau đại dịch COVID-19. Mặc dù nền kinh tế các quốc gia đang trên đà phục hồi, nhưng mức tiêu thụ dầu vẫn chưa đạt được mức trước đại dịch. Việc này khiến các nước xuất khẩu dầu phải điều chỉnh chiến lược để cân đối giữa việc duy trì sản lượng và giữ vững giá cả trên thị trường quốc tế.
No comments.
You can be the first one to leave a comment.