Google kiện các nhà phát triển Trung Quốc vì lừa đảo tiền điện tử trên Play Store

Comment: 1

Chợ giá – Mới đây, gã khổng lồ công nghệ Hoa Kỳ  – Google đã khởi kiện hai nhà phát triển Trung Quốc tại tòa án liên bang New York, cáo buộc những kẻ này đã lừa đảo khoảng 100.000 người thông qua những ứng dụng đầu tư tiền điện tử giả mạo trên Play Store (cửa hàng ứng dụng của Google).

3lNalEKaZKuwwykpjWFY5SaqgSOkqVLOhQfnW3R3IzgucJIZ9rO3 oNEy7axgvU4HijOAFJyN8vEoo6JBI

Google cho biết hai nhà phát triển Trung Quốc bị họ kiện đã tải 87 ứng dụng không có thật lên Play Store của công ty để nhắm mục tiêu đến người dùng ở Mỹ và Canada

Vụ kiện này của Google đã được đưa lên vào hôm thứ Năm, nội dung vụ kiện chính là việc Yunfeng Sun ở Thâm Quyến và Hongnam Cheung ở Hồng Kông đã thực hiện một vụ lừa đảo được gọi là “pig butchering” ( nghĩa đen là mổ lợn, ý chỉ như việc vỗ béo lợn trước khi giết thịt). Và chuyện này đã bắt đầu từ năm 2019, liên quan đến việc tải lên 87 ứng dụng không có thật – được cho là các sàn giao dịch tiền điện tử và các khoản đầu tư ảo trên nền tảng cửa hàng ứng dụng Play Store nhằm mục đích gài bẫy những người dùng ở Hoa Kỳ và Canada .

Đơn kiện cho biết kế hoạch của những kẻ lừa đảo này ban đầu chỉ là gửi các tin nhắn tạo sự quen thuộc với bất kỳ ai khi họ nhận được tin nhắn rác, chẳng hạn như “Tôi là Sophia, bạn có nhớ tôi không?” hoặc “Lúc nào tôi cũng nhớ bạn, bố mẹ bạn thế nào Mike?”. Nếu như nhận được các phản hồi, kẻ lừa đảo sẽ cố gắng bắt đầu một cuộc trò chuyện với nạn nhân và cuối cùng chúng chuyển cuộc trò chuyện này sang một nền tảng như WhatsApp, trước khi chúng thuyết phục “con mồi” tải xuống một trong những ứng dụng lừa đảo trên Play Store và đầu tư khoản tiền vào đó.

Google cũng cho biết trong vụ kiện rằng các ứng dụng lừa đảo do hai nhà phát triển Trung Quốc điều hành đã “làm ảnh hưởng đến nhiều người tiêu dùng trên toàn cầu” và dẫn đến “tổn thất tài chính đáng kể” cho người dùng của Google.

5AmpbrHvHLGLSAfLsEM1ZnjljKsDFq9afU4Y4aPdX53QgntprA dsCnM7GIk1gR7D9CzBcZUxpi y5CAmiga4CGi8sCV5PIohkt B3G TeblYMuUxrJezdR9 KHpHgjS24jwvqKP IbSSDNtw55V9c=s800
Nhiều người đã bị lừa đảo tiền trên các ứng dụng giả mạo này 

Mặc dù Google đã nỗ lực xóa những ứng dụng đó, nhưng công ty cũng cho biết hai bị cáo này đã cố gắng tạo ra nhiều ứng dụng hơn bằng cách sử dụng các “bí danh và cơ sở hạ tầng mới” và “liên tục tạo thông tin giả” về danh tính của họ.

Vụ kiện của Google cho thấy sự gia tăng liên tục của các vụ lừa đảo  “pig butchering” trên khắp thế giới, khiến cho hàng chục nghìn nạn nhân thực hiện các khoản đầu tư lừa đảo trực tuyến.

Theo cảnh báo gần đây của FBI ở Mỹ, sau khi các nạn nhân thực hiện một số khoản đầu tư tiền điện tử thông qua những trang web giả mạo này, thì họ đã phát hiện ra rằng mọi yêu cầu rút tiền hoặc rút tiền đầu tư của họ đều bị những trang web và ứng dụng giả này từ chối hoặc chỉ cho rút một số tiền rất nhỏ. Những kẻ lừa đảo thậm chí còn yêu cầu nạn nhân đầu tư thêm để lấy được tiền của nạn nhân. Đến khi nguồn tiền của những nạn nhân này cạn kiệt, kẻ lừa đảo sẽ cắt đứt liên lạc và biến mất cùng với số tiền đã lừa được.

Ở Châu Á, những kẻ lừa đảo này trở nên phổ biến hơn kể từ sau đại dịch Covid-19. Ví dụ, một số lượng lớn kẻ lừa đảo từ Trung Quốc đại lục đang hoạt động trong các khu phức hợp ở Đông Nam Á và cố gắng lừa đảo mọi người trên toàn thế giới bằng các kế hoạch đầu tư giả mạo.

Theo vụ kiện này, những kẻ lừa đảo cũng sẽ tạo ra các video trực tuyến để quảng cáo các ứng dụng đầu tư lừa đảo. Và sau khi nạn nhân gửi tiền vào các ứng dụng được cho là mang lại lợi nhuận cao, thì các nền tảng không có thật này sẽ ngăn họ rút tiền thông qua nhiều kế hoạch khác nhau.

Google cho biết các ứng dụng của Sun và Cheung, bao gồm một ứng dụng có tên TionRT đã tự nhận là sàn giao dịch tiền điện tử, gây ra tổn thất tài chính từ 100 USD đến hàng chục nghìn USD cho mỗi nạn nhân.

Theo vụ kiện, Google cũng cáo buộc rằng họ “đã phải chịu thiệt hại nặng về kinh tế” với hơn 75.000 USD khi điều tra kế hoạch của chúng.

Bắc Kinh gần đây cũng đã tăng cường trấn áp các hoạt động “pig butchering” ở châu Á. Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV cũng cho biết trong một báo cáo hồi tháng 1 rằng vào năm 2023, chính quyền Myanmar đã bàn giao hơn 44.000 kẻ tình nghi lừa đảo trực tuyến cho Trung Quốc trong một hoạt động thực thi pháp luật chung của hai nước.  Theo như hãng thông tin nhà nước Tân Hoa Xã đưa tin hồi đầu tháng này thì có tới 807 nghi phạm khác đã bị bắt ở Myanmar vào tháng trước, bao gồm 455 công dân Miến Điện và 354 công dân Trung Quốc.


Bạn thấy bài viết này thế nào?