Hiện nay, việc quản lý người dân sử dụng cần sa tại Đức đã không còn căng thẳng như trước nữa mà thay vào đó, các nhà chức trách tại Đức đang nỗ lực hợp pháp hóa Cần Sa một cách thận trọng hơn.
Chính sách cải cách việc sử dụng cần sa của Đức đã được phê duyệt trong tuần này. Vượt qua các rào cản pháp lý, cuối cùng khi Bundesrat, thượng viện Đức, đã bỏ phiếu thông qua dự luật với đa số phiếu lớn ở Bundestag (hạ viện) vào tháng trước.
Đức đã liệt kê vào danh sách các quốc gia rời bỏ sự đồng thuận về cuộc chiến chống ma túy nói chung và cần sa nói riêng đã tồn tại hơn nửa thế kỷ. Và có hơn nửa tỷ người dân hiện đang sống trong các khu vực pháp lý đã thiết lập quyền truy cập hợp pháp của người lớn khi việc cần sa để sử dụng vào mục đích giải trí.
Luật mới của Đức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 4 quy định về việc sở hữu tới 25g cần sa để sử dụng cá nhân (và tối đa 50g trong nhà) hợp pháp. Nó cho phép yêu cầu xóa hồ sơ tội phạm đối với các tội tàng trữ trong quá khứ và hợp pháp hóa việc được phép trồng tới ba cây cần sa tại nhà để sử dụng cá nhân.
Không những thế, điều luật mới này còn thiết lập khung pháp lý cho các hiệp hội phi lợi nhuận trong đó cần sa có thể được trồng và cung cấp cho các thành viên.
Khi chính phủ liên minh Đức lần đầu công bố cải cách cần sa vào năm 2021, kế hoạch này là dành cho một thị trường Cần Sa thương mại được quản lý giống như thị trường cần sa thương mại ở Canada và thị trường cần sa tại Thái Lan vào tháng 6 năm 2022.
Lợi ích mang lại từ việc hợp pháp hóa cần sa tại Đức
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Nếu Đức hợp pháp hóa Cần Sa và đưa Cần Sa thương mại vào có thể tạo ra 27.000 việc làm ở Đức và mang lại doanh thu thuế và tiết kiệm cho ngành tư pháp và hình sự hơn 4,7 tỷ euro hàng năm.
Nhưng những nguyện vọng này phải được kiềm chế khi thị trường thương mại dự tính ban đầu trở nên rõ ràng hơn khi nó có thể vi phạm nghĩa vụ pháp lý theo các công ước về ma túy của Liên Hợp Quốc, cũng như luật pháp EU khi mà Đức vẫn đang ở trong liên minh Châu Âu EU.
Thay vì chọn cách gay gắt với điều đó, Đức đã chọn hình thức “hợp pháp hóa nhẹ nhàng” để cung cấp các kênh tiếp cận pháp lý thông qua các hiệp hội trồng trọt trong nước hoặc phi lợi nhuận.
Đồng thời hy vọng tránh được các “rắc rối” của luật pháp quốc tế mà thị trường thương mại có thể dẫn đến. Những sự cắt giảm tương tự cũng đã xảy ra với cải cách ở Cộng hòa Séc và Luxembourg.
Cả ba quốc gia này đều đã kiểm duyệt kế hoạch của mình và về cơ bản là đã sao chép Malta – Quốc gia tiên phong cải cách cần sa khó có thể xảy ra ở Châu Âu, nơi có mô hình liên kết cần sa và trồng trọt tại nhà phi thương mại mang tính đột phá được thông qua vào năm 2021, trở thành một kế hoạch chi tiết cho làn sóng cải cách mới của EU.
Nhưng trong khi Malta đã nói rõ rằng mô hình phi lợi nhuận của việc hợp pháp hóa cần sa là một chiến lược giúp giảm thiểu các tác hại có chủ ý nhằm tránh rủi ro thương mại hóa quá mức kiểu độc quyền các doanh nghiệp cần sa tại 1 số quốc gia đã hợp pháp cần sa.
Tuy vậy, Đức và các nước EU khác đã định vị rõ ràng các mô hình mới của họ như một bước chuyển tiếp tới tương lai của bán lẻ thương mại, mặc dù được quản lý có trách nhiệm nhiều hơn.
Đức cũng đã thông báo rằng họ sẽ tiến hành giai đoạn hai của kế hoạch cần sa, dưới hình thức “nghiên cứu thí điểm” bán lẻ có giới hạn thời gian ở một số thành phố.
Họ nói rằng nó sẽ giống như những “thí nghiệm” tương tự đang được tiến hành ở Hà Lan và Thụy Sĩ. Đức hy vọng sẽ giải quyết được những hạn chế của luật pháp quốc tế dưới khẩu hiệu “Nghiên cứu khoa học về Cần Sa”.
Người dân tại Anh suy nghĩ và lập luận về Cần Sa như thế nào?
Ở Anh thì những ảnh hưởng này cũng được cảm nhận dần. Khi những lập luận lâu đời về cải cách chuyển từ lý thuyết thành hiện thực ở các quốc gia láng giềng được tôn trọng, chúng càng trở nên khó bị bỏ qua và ngày càng thấm sâu vào ý thức dân tộc.
Tại sao phải tiếp tục lãng phí hàng tỷ USD cho những việc không khả thi khi mà chúng ta có thể tạo ra hàng tỷ USD doanh thu từ thuế như Colorado?
Tại sao lại khiến 100% người sử dụng cần sa tại những quốc gia bị cấm đều hướng tới các nhóm tội phạm có tổ chức và những người buôn bán trên đường phố. Và ngược lại khi mà 70% người sử dụng cần sa ở Canada đều mua cần sa từ các cửa hàng được cấp phép?
Tại sao mọi người phải mua cần sa đường phố mà không rõ chất lượng của nó, khi họ có thể tham gia hiệp hội pháp lý và mua các sản phẩm được kiểm soát chất lượng với thông tin bắt buộc về nội dung và rủi ro, như ở Malta hoặc Đức?
Tại sao duy trì chính sách hình sự hóa người da đen một cách không tương xứng và làm quá tải hệ thống tư pháp hình sự đang “ọp ẹp” của chúng ta, khi chúng ta có thể chuyển hướng chi tiêu thực thi và doanh thu thuế từ cần sa sẽ mang lại lợi ích cho đất nước.
Việc xác nhận quy định về cần sa có trách nhiệm ngày càng được bình thường hóa và phổ biến. Đó không còn là một quan điểm cấp tiến mà là một quan điểm khá thực dụng, với những ví dụ thực tế để chứng minh điều đó.
Diễm Kiều (Bài viết được dịch từ Theguardian)
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.