Kể từ tháng 8 đến nay, tỷ giá Yên Nhật (JPY) so với đồng Việt Nam (VND) dao động chủ yếu ở mức 163-164 – mức thấp thứ 2 trong 15 năm đổ lại đây. Việc đồng yên Nhật trượt giá càng gia tăng thâm hụt cán cân thương mại (nhập khẩu, xuất khẩu) khiến kinh tế Nhật Bản lao đao.
Báo cáo mới đây nhất cho, đã 9 quý liên tiếp kể từ sau quý 2 năm 2020, giá xuất khẩu chênh lệch quá lớn với giá xuất khẩu tại Nhật Bản, Tài khoản quốc gia cho thấy giá nhập khẩu tăng 60,7% trong khi giá xuất khẩu chỉ tăng 27,7% trong cùng thời gian đó.
Có 2 lý do lý giải điều này. Thứ nhất, giá hàng hóa tăng do các nền kinh tế toàn cầu dần phục hồi lại sau đại dịch COVID-19 và cú sốc nguồn cung bắt nguồn từ việc Nga xâm chiếm Ukraine. Thứ hai là do sự mất giá của đồng yên khi Mỹ và châu Âu theo đuổi chính sách thắt chặt tiền tệ trong khi Nhật Bản duy trì chính sách tiền tệ lỏng lẻo.
Biến động thương mại ngày càng tệ đã ảnh hưởng đến thu nhập quốc dân của Nhật Bản. Khoản thu nhập bị mất này tương đương với 4,6% tổng thu nhập quốc dân thực tế (GNI). Hơn một nửa tăng trưởng kinh tế thực tế đã bị suy giảm do tổn thất thương mại
Ở Nhật Bản, quá trình phục hồi sau đại dịch COVID chậm hơn các quốc gia khác. Tiêu dùng tư nhân bị cản trở rất nhiều bởi lạm phát gia tăng, Chỉ số giá tiêu dùng toàn phần (CPI) Nhật Bản đạt đỉnh trong tháng 1/2023 là 4,3%, chưa thể phục hồi được mức tiêu dùng như từ trước COVID.
Đầu tư kinh doanh hiện ở mức thấp do các doanh nghiệp không chắc chắn về triển vọng tăng trưởng trong tương lai. Do nhu cầu trong nước yếu nên chỉ số CPI cơ bản (không bao gồm lương thực và năng lượng) duy trì ở mức dưới 2% trong giai đoạn này. Vì 2% là mục tiêu CPI của Ngân hàng Nhật Bản nên ngân hàng này không thể thay đổi quan điểm chính sách tiền tệ của mình ngay cả khi nền kinh tế phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát vượt quá 4%.
Không thay đổi lãi suất điều hành, Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa nhằm giảm bớt tác động của việc tăng giá hàng hóa trong nước, đặc biệt là giá năng lượng. Chính phủ Nhật Bản cung cấp khoản trợ cấp cho các công ty dầu bán buôn từ tháng 1 năm 2022 và cho các công ty điện, khí đốt thành phố từ tháng 1 năm 2023 để họ có thể giới hạn giá bán lẻ của mình.
Tính hình ngắn hạn trong nước được cải thiện nhưng chính sách tiền tệ khác biệt của Nhật Bản sẽ khiến cho đồng yên không duy trì được sức mạnh trong tương lai. Sau khi rơi xuống ‘đáy’ trong 15 năm là mức 1 Yên Nhật (JPY) đổi được 162 đồng tiền Việt vào tháng 10 năm 2022 thì đồng Yên đã tăng trở lại. Nhưng hiện lại trượt giá trở lại từ tháng 2/2023 và cho đến nay JPY/VND luôn duy trì ở mức thấp, tầm 163-164.
Thế giới đang lấy lại đà tăng trưởng hoặc nếu một biến động nào xảy ra khiến giá cả trên thị trường hàng hóa tăng thì nền kinh tế Nhật Bản rất dễ bị ‘tổn thương’ bởi những diễn biến này. Bởi kinh tế Nhật Bản đang phụ thuộc rất nhiều vào biến động thương mại, mà việc cải cách kinh tế để tăng khả năng phục hồi của nước này vẫn chưa được thực hiện
Tỷ giá 1 man (一万 hay 10.000 Yên) hôm nay 7/10 tại Việt Nam
Giá Yên chợ đen hôm nay
Bảng giá man hôm nay 07/10/2023 tại hơn 36 ngân hàng Việt Nam
Minh Sang – Chợ giá
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.