Điều gì khiến bất động sản Việt Nam vẫn tăng giá liên tục trong 20 năm qua – Giải pháp nào cho thế hệ người lao động mua được nhà

Phản hồi: 1

Hãy tưởng tượng bạn được quay lại vào cuối những năm 90, cái ngày mà một mảnh đất cũng chỉ ngang một chiếc xe Dream. Ấy vậy mà lúc đó, nhiều người sẵn sàng bán một lô đất đi để lấy tiền mua xe máy hay chiếc điện thoại, để rồi chỉ biết ngậm ngùi, biết trước đã giàu.

Giờ thì hãy quay lại với hiện tại, chúng ta có một căn chung cư ở Cầu Giấy, xa nội thành cũng có thể lên tới 60-80 triệu một mét vuông, gấp 10-15 lần sau hơn 20 năm. Giả sử một người đi làm có thu nhập 15-20 triệu một tháng, viễn cảnh đẹp nhất là để dành được mỗi tháng 10 triệu, thì cả năm trời đi làm mới chỉ mua được 2 mét vuông. 

Xem thêm: Tại sao ở Mỹ luôn lái xe bên phải còn bên Anh lại lái xe bên trái? 

Tại sao bất động sản Việt Nam vẫn tăng giá 1 cách mạnh mẽ trong 20 năm qua?

Chưa kể trong lúc tích cóp, giá nhà, giá chung cư vẫn cứ thế tăng. Rốt cuộc là bằng cách nào giá nhà vẫn luôn tăng và ngày càng xa vời với đồng lương của chúng ta? Và liệu lời giải thích có đơn thuần chỉ nằm ở lý thuyết dân tăng lên nhưng đất không nở ra hay không?

image2
Tình trạng giá bất động sản liên tục tăng cao tại các thành phố lớn ở Việt Nam

Như bất kỳ sản phẩm nào, việc định vị giá cả đều nằm ở sự giao nhau giữa cung và cầu. Chúng ta sẽ tiếp cận giá bất động sản theo 2 hướng đó.

 Nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng cao ?

 Trước hết, có 3 yếu tố chính ảnh hưởng lớn tới lượng cung.

Thứ nhất là chi phí đầu vào, bao gồm vật liệu xây dựng, nhân công, thiết kế tăng giá

Trong đó, một trong những khoản chi phí lớn nhất cũng mất nhiều thời gian nhất chính là giải phóng mặt bằng. Theo thời gian, chi phí giải phóng mặt bằng ngày càng tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Một lẽ dễ hiểu, giá bán cũng phải tăng theo. Tuy nhiên, sự thật là có nhiều chung cư, nơi mà sau này bán với giá 60 triệu trên mét vuông cũng chỉ đền bù có 1-2 triệu trên 1 mét vuông mà thôi, tạo ra một vài dự án siêu lợi nhuận.

Thứ 2 là do tình trạng dân số tăng nhanh.

Dân số Việt Nam trong 20 năm đổ lại vẫn trên đà tăng trưởng với cơ cấu vàng, còn an cư lạc nghiệp lại là một tư tưởng ngấm sâu vào mỗi người Việt Nam. Rõ ràng là nhu cầu chỗ ở đang ngày càng trở nên cấp thiết, nhất là khi tỷ lệ dân cư tập trung ở thành phố ngày càng cao.

Nhưng dường như bộ phận đầu cơ mới là nguyên nhân chính góp phần khiến giá nhà ngày càng trở nên xa vời với những người cần nhà ở thực sự.

Thứ 3 thủ tục pháp lý dành cho bất động sản cũng phải ngốn từ 5-7 năm của một dự án.

Với ngành nghề vay nợ nhiều như bất động sản, thời gian càng lâu, lãi suất phải trả càng nhiều, chi phí càng bị đội lên.

Chẳng hạn, với lãi suất vay trung bình 11-14% một năm, việc pháp lý kéo dài cả chục năm có thể khiến chi phí đội lên trung bình 50-70%. Và nói đến giá nhà, không thể bỏ qua chủ đích của bên bán. Đứng dưới vị trí là các doanh nghiệp bất động sản. Tất nhiên, họ luôn muốn bán giá cao hoặc tập trung vào phân khúc giá cao để tối ưu hóa được lợi nhuận.

Bạn sẽ thấy rõ hơn khi nhìn vào hai doanh nghiệp bất động sản tiêu biểu này. Vào năm 2019, trước khi dịch Covid hoành hành, biết lợi nhuận của Novaland là 30% và Vinhomes là 40%, tức là bán được 100 đồng thì họ thực sự đút túi được 30-40 đồng. Trong khi với một doanh nghiệp sản xuất, thậm chí đầu ngành như Hòa Phát hay Vinamilk, con số này cũng chưa đến 20%.

Bất động sản thay đổi như thế nào trong vòng 20 năm qua
Bất động sản thay đổi như thế nào trong vòng 20 năm qua

Quay trở lại phía cầu, khi giá nhà đất càng tăng, bất động sản càng trở thành kênh đầu tư hấp dẫn. Điều này tạo thành hai loại cầu chính trên thị trường bất động sản là ở thật và đầu cơ.

 Tình trạng giá nhà tăng cao không chỉ là một vấn đề của các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM, mà còn lan rộng ra các khu vực lân cận. Điều này khiến cho nhiều người dân phải đối mặt với khó khăn trong việc sở hữu một ngôi nhà ở mức giá hợp lý.

Thứ 4: Đồng tiền Việt Nam Đồng mất giá mỗi năm

Lạm phát tăng cao không chỉ riêng mỗi Việt Nam mà toàn thế giới. Việc đồng tiền Việt Nam Đồng mất giá mỗi năm khiến cho giá nhà tiếp tục leo thang. Theo đánh giá của Thống đốc NHNN, Việt Nam đồng chỉ mất giá khoảng 2,9%.

Theo dự báo của các chuyên gia, năm 2024, kinh tế sẽ phục hồi chậm, áp lực lạm phát cũng không đáng ngại. Vì vậy, chính sách tiền tệ năm 2024 sẽ tiếp tục được điều hành theo hướng nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế.

Ngoài các yếu tố đã được đề cập, còn có những yếu tố khác cũng đóng góp vào việc tăng giá nhà ở Việt Nam. Trong số đó, có thể kể đến sự phát triển của kinh tế, dân số, cũng như sự thay đổi trong thị trường bất động sản.


 Sự phát triển kinh tế và dân số tạo ra nhu cầu an cư lớn, đặc biệt là ở các thành phố lớn, khiến cho việc sở hữu nhà trở nên cạnh tranh và đắt đỏ hơn. Ngoài ra, sự đầu tư mạnh mẽ vào bất động sản từ các nhà đầu tư nước ngoài cũng là một yếu tố đóng góp vào tình trạng tăng giá nhà.

 Tình hình này càng trở nên phức tạp hơn khi chính sách quản lý và điều chỉnh thị trường bất động sản không được thực hiện một cách hiệu quả. Việc thiếu thông tin, sự minh bạch và đánh giá không chính xác về giá trị thực của bất động sản cũng góp phần làm leo thang tình trạng giá nhà tại Việt Nam.

 Giải pháp nào cho thế hệ người dân Việt Nam trong tương lai mua được nhà ở ?

 Để giải quyết vấn đề này, cần có sự đồng thuận và hợp tác từ nhiều bên, bao gồm chính phủ, các nhà đầu tư, các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản và cả người dân. Cần thiết phải có các biện pháp cụ thể như kiểm soát chặt chẽ việc phát triển mới, cải thiện quy trình pháp lý và tăng cường giám sát thị trường.

 Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cần phải tạo điều kiện để mọi người có thể tiếp cận được những ngôi nhà ở mức giá phù hợp với thu nhập của họ. Việc này có thể thực hiện thông qua việc xây dựng các chính sách hỗ trợ nhà ở cho những người có thu nhập thấp, phát triển các dự án nhà ở xã hội, và tăng cường đầu tư vào hạ tầng để mở rộng thị trường nhà ở.

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở.

Tức nhà nước sẽ hỗ trợ cho các dự án nhà ở xã hội, người mua nhà sẽ được hưởng mức giá ưu đãi hơn so với những căn hộ thuộc diện thương mại.

 Trong tương lai, việc giải quyết vấn đề bất động sản ở Việt Nam không chỉ là một nhiệm vụ của chính phủ mà còn là trách nhiệm của toàn bộ xã hội. Chỉ khi mọi người cùng nhau hợp tác và làm việc với nhau, chúng ta mới có thể tạo ra một thị trường bất động sản phù hợp với đời sống của toàn thể người dân Việt Nam nói chung. 

Xem thêm: Gần 50.000 cây cầu ở Mỹ đứng trước nguy cơ bị sụp đổ

 

Bảo An