Mùng 5 tháng 5 là ngày gì & nên làm gì để năm 2024 may mắn

Phản hồi: 1

Chợ giá – Mùng 5 tháng 5 âm lịch hay còn gọi là Tết đoan ngọ là một ngày lễ truyền thống quan trọng của người dân Việt Nam. Đây là ngày lễ được mong chờ vào mỗi năm và cũng là dịp mọi người trong gia đình được gặp gỡ, đoàn viên. Vậy mùng 5 tháng 5 là ngày gì? Cần chuẩn bị những gì để mang lại những điều tốt đẹp cho gia đình, người thân? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Mùng 5 tháng 5 là ngày gì?

mung 5 thang 5 la ngay gi
Mùng 5 tháng 5 âm lịch hay còn gọi là Tết đoan ngọ

Tùy thuộc vào vùng miền mà ngày lễ đặc biệt này có những tên gọi khác nhau như ngày mùng 5 tháng 5, Tết Đoan ngọ, Tết nửa năm hay cái tên dân dã “ngày giết sâu bọ”. Đây là một truyền thống lâu đời, một nét văn hóa đẹp được lưu giữ của người dân Việt Nam từ trước đến nay.

Đoan trong Đoan Ngọ được hiểu là “mở đầu”, còn Ngọ là “giữa trưa”, cụm từ “Đoan Ngọ” có nghĩa là “bắt đầu giữa trưa”. Vì vậy, vào giờ Ngọ (từ 11 giờ 13 giờ), ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, người dân trồng lúa thường tiến hành nghi thức xua đuổi sâu bệnh và ăn mừng cho một mùa vụ thành công.

Không chỉ Việt Nam mà một số quốc gia trong khu vực châu Á như: Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc cũng xem ngày mùng 5 tháng 5 là một dịp lễ quan trọng 

Ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

Thông thường các ngày lễ Tết ở Việt Nam đều gắn liền với một sự tích được lưu truyền trong dân gian. Ngày Tết Đoan Ngọ cũng không ngoại lệ. 

Mặc dù có nhiều phiên bản về sự ra đời của ngày lễ đặc biệt này nhưng nhìn chung đây vẫn là khoảng thời gian có ý nghĩa sâu sắc đối với người dân Việt Nam, với những thế hệ xuất thân từ những vùng quê trồng lúa nước.

Đối với những người nông dân, đây là dịp mà họ có thể làm lễ tạ ơn tổ tiên, trời đất, vạn vật đã giúp họ có một mùa màng bội thu. 

Đối với những người xa quê hương thì Tết đoan ngọ chính là dịp để họ sum họp, quây quần bên gia đình., người thân sau khoảng thời gian làm việc vất vả.

Ngày Tết đoan Ngọ và ngày mấy dương lịch 2024?

lich tet doan ngo 2024
Lịch tết đoan ngọ 2024

Theo lịch vạn niên năm 2024, Mùng 5 tháng 5 âm lịch (Tết Đoan Ngọ) rơi vào thứ hai, ngày 10/6/2024 dương lịch. Như vậy chỉ còn 2 ngày nữa là sẽ đến ngày lễ này.

Ngày Tết đoan ngọ không nằm trong danh sách ngày nghỉ ngày lễ, tết theo quy định của nhà nước. Vì vậy trong ngày này mọi người vẫn phải đi làm bình thường và nếu xin nghỉ sẽ bị trừ lương theo quy định của cơ quan làm việc.

Ngày mùng 5 tháng 5 cần chuẩn bị những gì?

tet doan ngo can chuan bi nhung gi
Những thực phẩm không thể thiếu vào ngày Tết đoan ngọ

Trong phong tục vào ngày mùng 5 tháng 5,người dân thường sẽ chuẩn bị một số thực phẩm để làm lễ cúng gia tiên. Một số lễ vật phổ biến cần có như:

  • Hương, hoa, vàng mã: Đây là các lễ vật quan trọng không thể thiếu trong mỗi lần thắp hương, làm lễ cúng như mồng 1, rằm, giỗ, tết,…
  • Nước, rượu nếp,cơm rượu nếp: Người ta tin rằng uống rượu nếp, ăn cơm nếp (nhất là lúc bụng còn đang đói) sẽ làm cho các loại “sâu bọ” trong người “say” mà chết đi.
  • Các loại hoa quả: Thường là các loại quả đúng mùa, thường có trong mùa hè như trái mận, quả vải, quả đào,…
  • Bánh tro: hay còn gọi với những cái tên khác như bánh ú, bánh gio, bánh âm. Đây là món bánh truyền thống trong ngày 5/5 âm lịch của một số vùng miền Bắc, ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Họ tin tưởng rằng ăn bánh tro trong ngày này sẽ giúp bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết.
  • Xôi, chè: Xôi chè được nấu từ lúa nếp mới thu hoạch được trong vụ mùa mới sẽ giúp người dân bày tỏ lòng biết ơn, sự hiếu thảo với ông bà, tổ tiên.
  • Thịt vịt: Ở một số nơi, thịt vịt được ưa chuộng do vào tháng 5 Âm lịch, tiết trời oi bức, cơ thể người thường bị một số bệnh về thời tiết. Vịt là con vật sống dưới nước, có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng, cân bằng âm dương

Tùy thuộc vào mỗi vùng miền  mà người dân sẽ lựa chọn thực phẩm cho phù hợp. Tuy nhiên hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, xôi chè là những lễ vật không thể thiếu. 

Nên làm gì vào ngày Tết Đoan ngọ để cả năm may mắn?

Theo quan niệm dân gian, vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch thường diễn ra một số nghi thức có hơi hướng tâm linh. Người dân thường rất mong chờ những nghi thức này với hy vọng sẽ xua tan bệnh tật và đem lại may mắn, sức khỏe cho mọi người trong gia đình.

Một số việc nên làm vào ngày mùng 5 tháng 5 như sau:

1. Khảo cây vào giờ Ngọ ngày 5/5 âm lịch

  1. tuc khao cay vao ngay 5 thang 5 am lich
    Khảo cây là một trong những phong tục rất đọc đáo ngày Tết Đoan Ngọ

Tại thời khắc mặt trời lên đến đỉnh đầu vào ngày Tết Đoan Ngọ (tức 12 giờ trưa ngày 5/5 âm lịch), người dân sẽ bắt đầu đi khảo cây bằng cách đánh vào cây. Những cây bị đòn roi thường là những cây ít ra quả hoặc có sâu bệnh nhiều. Mọi người tin rằng hành động này sẽ giúp cây đơm hoa kết trái vào vụ sau.

Để thực hiện phong tục này cần có 2 người: Một người đóng vai cây và phải trèo lên cây, một người cầm dao gõ vào gốc cây và vấn đáp một số câu hỏi như: Mùa sau cây có ra nhiều quả không? Tại sao năm nay lại cho ra ít quả thế?…

2. Tắm nước lá thảo dược

Theo quan niệm dân gian, dùng cây mùi (hay còn gọi cây ngò ta, ngò rí, ngò suôn, hồ tuy, mùi tui, mùi ta, nguyên tuy, hương tuy) hay lá tía tô, kinh giới, lá sả, lá tre… để đun nước để tắm vào ngày mùng 5 tháng 5. Nước từ những loại thảo dược này sẽ giúp cơ thể thoát nhiều mồ hôi, thư giãn và trị được bệnh tật.

3. Hái lá thuốc

Thông thường  12 giờ trưa ngày 5/5 âm lịch là thời điểm dương khí tốt nhất vì ánh nắng tỏa ra nhiều nhất. Vì vậy mọi người thường quan niệm hái lá thuốc vào thời điểm đó sẽ có tác dụng trị bệnh hiệu quả hơn. 

4. Treo xương rồng lên cửa

Vào ngày 5 tháng 5 hằng năm là thời gian dương khí vượng nhất. Và để đón được nhiều vượng khí thì theo người xưa nên treo một cành xương rồng hoặc ngải cứu lên cửa vì hai loại cây này có công dụng trừ tà khí.

5. Thực hiện nghi thức diệt sâu bọ

Người xưa quan niệm rằng, trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hóa thường có sâu bọ ẩn sống và chúng chỉ lộ diện vào ngày 5 tháng 5 âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.

Họ tin rằng cách giết sâu bọ tốt nhất là ngay khi thức dậy vào sáng sớm bằng các loại thức ăn, như rượu nếp, bánh tro và hoa quả..

  • Với trẻ em: Sáng sớm ngủ dậy khi trẻ còn ở trên giường sẽ cho trẻ ăn hoa quả, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để diệt sâu bọ. Sau đó mới đi rửa mặt mũi, chân tay, đánh răng rửa mặt.
  • Với người lớn: Sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Sau đó bước chân ra khỏi giường uống một ít rượu (hoặc ăn một bát rượu nếp) cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn trả lời được câu hỏi mùng 5 tháng 5 là ngày gì và tìm hiểu những điều thú vị xung quanh ngày lễ đặc biệt này. Đây là nét đẹp văn hóa cần được lưu giữ.

5/5 - (1 bình chọn)