Giá Yên vẫn “trượt dốc” bất chấp việc cán cân thương mại Nhật Bản hồi phục

Phản hồi: 1

Cán cân thương mại Nhật Bản liên tục thâm hụt từ năm 2021 đến nay, việc đồng Yên Nhật suy yếu còn làm gia tăng sự thâm hụt này. Nhưng trong báo cáo mới nhất của Bộ Tài Chính, cán cân thương mại trong tháng 6/2023 đã thặng dư trở lại, kết quả này là ‘điểm sáng’ giúp phục hồi nền kinh tế Nhật Bản, mặc dù vẫn còn nhiều rủi ro về về tăng trưởng kinh tế. 

Nhật Bản thặng dư thương mại vượt xa dự đoán

Bộ Tài Chính Nhật Bản cho biết trong tuần qua, thặng dư thương mại tháng 6 đạt 43 tỷ yên (tương ứng 308 triệu USD), vượt xa dự đoán của các nhà phân tích. Trước đó, các nhà phân tích đã dự báo mức thâm hụt 46,7 tỷ yên. 

Giá trị xuất khẩu tăng 1,5%, dẫn đầu là lĩnh vực ô tô và máy móc xây dựng. Nhập khẩu giảm 12,9% do giá trị nhiên liệu xuất khẩu vào Nhật Bản giảm mạnh.

Đây là lần đầu tiên Nhật Bản thặng dư cán cân thương mại kể từ tháng 7/2021. Thặng dư là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp Nhật Bản khi họ tiếp tục phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh từ sau đại dịch Covid. Niềm tin của các công ty trong nước đã được cải thiện về mọi mặt củng cố quan điểm của ngân hàng trung ương rằng nền kinh tế quốc gia đang dần phục hồi (theo báo cáo Tankan mới nhất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản công bố hồi đầu tháng này).

thang du thuong mai nhat ban
Cán cân thương mại Nhật Bản trong tháng 6/2023 đã thặng dư trở lại

Sự gia tăng xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 6 đưa ra những dấu hiệu tích cực cho thấy chuỗi cung ứng đang phục hồi.

Tuy rằng tình hình có nhiều tín hiệu lạc quan nhưng báo cáo của Bộ Tài Chính cũng chỉ ra những rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm

Kohei Okazaki, nhà kinh tế cấp cao tại Nomura Securities Co, cho biết: “Trong tháng 6, cán cân thương mại có sự phục hồi nhẹ, nhưng xuất khẩu sang Mỹ vẫn chưa rõ ràng vào xu hướng tăng’

Xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu tăng lần lượt 11,7% và 15%, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 11%, mạnh nhất kể từ tháng 1, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục suy thoái, phủ bóng đen lên triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Dữ liệu đầu tuần này cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý 2 thấp hơn kỳ vọng một phần do chi tiêu tiêu dùng chậm lại.

Xuất khẩu thiết bị sản xuất chip giảm 17,7% so với một năm trước, trong đó lô hàng linh kiện chip sang Trung Quốc giảm 12,8%. Xuất khẩu thiết bị sản xuất chip sang Mỹ giảm 36,9%.

Tỷ giá đồng Yên Nhật trung bình tháng 6 yếu hơn 6,8% so với một năm trước đó, làm tăng giá trị hàng nhập khẩu. Nhưng giá cả  hàng nhập khẩu (năng lượng…) thậm chí còn giảm với tốc độ nhanh hơn, làm giảm giá trị nhiên liệu nhập khẩu. Sự sụt giảm đó báo hiệu rằng lạm phát do hàng hóa thúc đẩy đang giảm bớt theo quan điểm của BOJ.

Tổng kết lại, mặc dù thặng dư cán cân thương mại, nhưng ông Takeshi Minami, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin, cho biết: “Xuất khẩu thực sự đã bị giảm về số lượng, do đó điều này không hẳn sẽ có tác dụng thúc đẩy GDP” và nguyên nhận dẫn đến thặng dư quan trọng là  “Chi phí nhập khẩu tháng 6 giảm do giá dầu giảm’.

Hiện nay tình hình kinh tế đã diễn biến phức tạp hơn gây áp lực lớn lên cán cân thương mại Nhật Bản: giá dầu đã tăng liên tục lên mức cao hơn hẳn so với tháng 6, đồng Yên Nhật tiếp tục suy yếu…


Thông tin liên quan đến đồng Yên Nhật 

Đồng Yên Nhật mất giá trị, chủ yếu do chính sách tiền tệ đối lập giữa BOJ (Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản) và Cục Dự trữ Liên Băng Mỹ (FED). Hiện Tỷ giá Yên Nhật đang giao dịch quanh ngưỡng quan sát 150 so với đồng Đô-la Mỹ và các nhà phân tích đang chờ đợi các quyết định quan trọng trong cuộc họp ấn định lãi suất tiếp theo của BOJ vào ngày 31/10. 

Biểu đồ tỷ giá USD/JPY

Gần đây, đồng Yên Nhật vẫn chưa suy yếu vượt quá ngưỡng quan sát do các nhà đầu tư e dè Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể can thiệp ngoại hối để bảo vệ đồng Yên, tuy nhiên Quỹ Tiền Tệ Thế giới IMF cho rằng không có lý do gì để Nhật Bản phải can thiệp, đồng Yên Nhật đang vận động theo đúng quy luật thị trường. 

Tỷ giá 1 man (一万 hay 10.000 Yên) 23/10/2023

Giá Yên chợ đen hôm nay

Giá 1 Yên chợ đen: VND
Giá Yên trung bình: VND
Giá 1 man (10.000 Yên) : VND
Giá cập nhật lúc 07:43:16 27/07/2024

Bảng giá man hôm nay 23/10/2023 tại hơn 36 ngân hàng Việt Nam

Ngân hàng Mua vào Bán ra Chuyển khoản
vietcombank 159,31 168,61 160,92
abbank 159,6 169,4 160,24
acb 160,33 167,34 161,13
agribank 160,41 168,49 161,05
baovietbank - - 159,36
bidv 159,86 168,99 160,83
cbbank 160,58 - 161,39
161,93 166,98 162,42
gpbank - - 162,15
hdbank 162,11 166,59 162,63
hlbank 155,73 162,04 157,43
hsbc 160,42 167,49 161,57
indovinabank 160,92 167,41 162,75
kienlongbank 159,14 168,4 160,84
lienvietpostbank 160,48 171,82 161,48
mbbank 159,44 169,04 161,44
msb 160,31 168,52 160,31
namabank 158,88 166,1 161,88
ncb 159,73 167,99 160,93
ocb 161,65 167,75 163,15
oceanbank - 167,64 161,6
pgbank - 167,42 161,77
publicbank 159 169 160
pvcombank 160,96 168,27 159,35
sacombank 162,18 167,19 162,68
saigonbank 160,52 168,4 161,43
scb 159,2 169,3 160,3
seabank 159,33 168,83 161,23
shb 160,35 166,85 161,35
techcombank 157,34 167,69 161,5
tpb 158,26 169,64 160,97
uob 159,46 168,03 161,1
vib 160,42 168,56 161,82
vietabank 161,29 166,27 162,99
vietbank 161,93 - 162,42
vietcapitalbank 159,36 169,06 160,97
vietinbank 159,43 169,13 159,58
vpbank 160,87 168,13 161,37
vrbank 160,08 169,2 161,05
dongabank 159,4 167,6 162,6

Hà Giang – Chợ giá

Bạn thấy bài viết này thế nào?