Tổng kết cuối tháng 9, Hàn Quốc đã phải giảm dự trữ ngoại hối tháng thứ 2 liên tiếp trong bối cảnh tỷ giá WON Hàn (KRW) và đồng đô la Mỹ (USD) không ổn định do chính sách neo lãi suất cao trong thời gian dài của Mỹ.
Sau những nỗ lực của Chính phủ nhằm bảo vệ tỷ giá WON Hàn Quốc đang mất giá, quốc gia này đã tụt xuống vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng dự trữ ngoại hối toàn cầu, và là quốc gia bán dự trữ ngoại hối nhiều thứ 3 trong top 10 nước nắm giữ nhiều dự trữ ngoại hối nhất.
Theo dữ liệu từ Ngân hàng Hàn Quốc (BOK) vào cuối tuần trước (ngày 06/10), dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc ở mức 414,12 tỷ USD tính đến hết tháng 9, giảm 4,18 tỷ USD so với năm trước. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm ngoái khi đồng đô la mạnh đẩy tỷ giá USD/KRW xuống mức 1.400 won.
Trong bối cảnh tỷ giá USD/KRW từ mức 1.323,4 ở tháng 8 đã nhảy vọt lên mức 1349,3 vào tháng 9, đồng WON Hàn mất giá mạnh thì các đơn vị ngoại hối buộc phải bán dự trữ để ổn định tiền tệ. Cập nhật 8:15 sáng nay ngày 09/10, tỷ giá USD/KRW đang dừng ở mốc 1347,34.
Cập nhật với Việt Nam, tỷ giá KRW/VND giảm mạnh nhất trong quý 2/2023 và hiện đang ở mức 1 won Hàn quy đổi được 17,93 đồng tiền Việt (cập nhật lúc 8:15 sáng ngày 09/10)
Tương lai đồng WON Hàn khi dự trữ ngoại hối có xu hướng giảm
Bất chấp những biến động tăng giảm không thường xuyên thì nhìn chung khối lượng dự trữ ngoại hối ở Hàn Quốc đang có xu hướng giảm. Chỉ trong 2 năm gần đây (2021-2023), dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc đã giảm trở về mức của năm 2019. Vào tháng 9 năm 2022, dự trữ thậm chí còn giảm với tốc độ mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, giảm 21,8 tỷ USD so với tháng trước.
BOK cố gắng xua tan những lo lắng của nhà đầu tư bằng cách nhấn mạnh “dự trữ hiện tại (414 tỷ USD) xấp xỉ gấp đôi so với năm 2008”, năm mà tỷ giá hối đoái trải qua sự sụt giảm đáng kể nhất.
Tuy nhiên, điều khiến các chuyên gia lo lắng là xu hướng giảm, đặc biệt là trong bối cảnh biến động bên ngoài ngày càng gia tăng, ví dụ như việc Mỹ liên tục thắt chặt tiền tệ.
Kim Dae-jong, một doanh nhân cho biết: “Nếu tình trạng giảm dự trữ ngoại hối ngày càng gia tăng, đồng won Hàn chắc chắn còn ‘trượt giá’ hơn nữa.
Tỷ giá hối đoái của đồng USD/KRW dự kiến có thể chạm mức 1 USD quy đổi được 1.400 WON vào cuối năm nay”, ông Kim nói thêm: “Các quốc gia như Singapore và Thụy Sĩ tự củng cố vị thế trước các cuộc khủng hoảng tiềm tàng bằng cách tích lũy dự trữ ngoại hối vượt quá 100% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đài Loan, nền kinh tế có cấu trúc tương tự như Hàn Quốc, duy trì sự ổn định về ngoại hối bằng cách nắm giữ lượng dự trữ tương đương. tới 70% GDP”
Sung Tae-yoon, giáo sư kinh tế tại Đại học Yonsei, nhấn mạnh cần xác định được khối lượng dự trữ ngoại hối để đảm bảo sự ổn định cho quốc gia, cảnh giác trong việc theo dõi thị trường ngoại hối và các biến động dự trữ: “Ngay cả khi một quốc gia tích lũy dự trữ ngoại hối vượt quá mức khuyến nghị do IMF đặt ra, điều đó cũng không đảm bảo sự ổn định. Nếu cả điều kiện trong và ngoài nước đều xấu đi, điều đó cho thấy lượng dự trữ đó vẫn có thể không đủ để ổn định thị trường ngoại hối. ”
Sau sự suy giảm này, dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc đã tụt xuống vị trí thứ chín trên toàn cầu, trong đó Hồng Kông tiến lên vị trí thứ tám. Dù giảm dự trữ hơn 40 tỷ USD nhưng Trung Quốc vẫn giữ vị trí dẫn đầu với dự trữ hơn 3 nghìn tỷ USD.
10 quốc gia nắm giữ nhiều dự trữ ngoại hối quốc tế nhất
Top 10 quốc gia nắm giữ nhiều dự trữ ngoại hối quốc tế nhất theo thống kê Wikipedia:
|
Tỷ Giá Won hôm nay
Tỷ giá 1 WON hôm nay 24/11/2024 – Giá WON Naver
Giá KRW chợ đen hôm nay
Hà Giang
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.