Chợ giá – Bạn đã một số tiền ở ngân hàng và có thể trả quá hạn, nhưng không biết mình có thuộc khoản nợ xấu nào không? Đây chính là bài viết dành cho bạn. Công cụ CIC là một cách thức kiểm tra các khoản nợ xấu của bất cứ cá nhân nào để ngân hàng quyết định duyệt hồ sơ vay tiền của khách hàng.
Vậy CIC là gì và cách kiểm tra CIC online như thế nào?
CIC là gì?
CIC là Trung tâm Thông tin Tín Dụng, có tên tiếng anh là Credit Information Center, được quản lý bởi nhà nước Việt Nam. Thông tin tín dụng của tất cả các ngân hàng, cá nhân và doanh nghiệp đều lưu trữ trên hệ thống CIC. Hệ thống này có khả năng thu thập, xử lý và đưa ra các thông tin tín dụng người dùng, nhằm phục vụ mục đích quản lý việc vay nợ.
Chức năng của CIC
Đơn vị này thu thập thông tin hơn 4 triệu khách hàng cả cá nhân và doanh nghiệp vay vốn ở Việt Nam, có các chức năng quan trọng như sau:
- Đăng ký tín dụng cho tất cả khách hàng tại ngân hàng: Phương pháp này giúp nhà nước kiểm tra và lưu trữ thông tin tín dụng với tư cách pháp nhân, từ đó dễ dàng quản lý rủi ro trong nền kinh tế tài chính
- Hỗ trợ kiểm tra CIC nhanh chóng: Tất cả các khách hàng tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng có thể được hỗ trợ kiểm tra CIC miễn phí cho bản thân hoặc những người đang làm việc chung, chỉ cần biết số CMND của họ.
- Kiểm tra CIC cá nhân trước khi tiến hành cho họ vay: Cách này làm hạn chế rủi ro và quản lý các tài khoản/cá nhân có mức nợ cao vượt quá khả năng chi trả của họ. Từ đó, CIC giảm thiểu tổn thất nguồn vốn cho ngân hàng và nhà nước.
- Chấm điểm và xếp hạng tín dụng: Dùng để đánh giá khách quan mức nợ tín dụng của mỗi cá nhân, theo các tiêu chí và một thang điểm cụ thể.
- Cung cấp sản phẩm tín dụng theo quy định của pháp luật: Dựa vào mức độ kiểm tra CIC, các sản phẩm tài chính sẽ được điều chỉnh để phù hợp khả năng từng cá nhân.
Hầu hết các nhân viên ngân hàng đều kiểm tra CIC cho khách hàng trước khi duyệt khoản vay. Công tác này họ thường làm mà không thông báo như một nhiệm vụ. Nếu tài khoản có lịch sử trả nợ vay tốt, các công tác viên sẽ ít khi nhắc đến. Tuy nhiên nếu bạn nợ từ cấp độ 2 trở lên, một số dịch vụ tín dụng sẽ từ chối việc cho vay tiền.
Cách thức hoạt động của CIC
CIC thu thập thông tin người dùng và bảo mật trên hệ thống lưu trữ của nhà nước, gồm có họ tên người vay, ngân hàng hay tổ chức tài chính, khoản vay và tổng hợp lại các khoản vay cho đến thời gian hiện tại.
Dữ liệu này sẽ được cập nhật thường xuyên để các tổ chức cho vay có thể nắm bắt được lịch sử tín dụng từng cá nhân cụ thể.
Công thức hoạt động của CIC có thể tóm tắt như sau: Người vay tín dụng tại ngân hàng/công ty tài chính > Các đơn vị này kiểm tra và cập nhật thông tin người vay lên hệ thống chung > Sau đó, khi người này vay khoản tín dụng khác > Những đơn vị tài chính khác tiếp tục kiểm tra và cập nhật thông tin người vay, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp.
Phân cấp 5 nhóm nợ trong CIC
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Là nhóm nợ an toàn, có đủ khả năng thu hồi đầy đủ và gốc và lãi vay đúng hạn. Trong thời hạn dưới 10 ngày thì nhóm này vẫn trả được nợ, tuy nhiên quá hạn sẽ chuyển sang nhóm khác.
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Là nhóm nợ đã điều chỉnh và gia hạn lần đầu, thời gian quá hạn từ 10 đến 90 ngày. Tuy nhiên các cá nhân và doanh nghiệp này vẫn được đánh giá có khả năng trả nợ.
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Là nhóm nợ có khả năng không trả được nợ và lãi theo yêu cầu của hợp đồng tín dụng. Trong đó thời gian quá hạn của họ từ 91 đến 180 ngày.
Nếu ở nợ nhóm 3 bạn sẽ khó có cơ hội vay tín dụng ở các tổ chức tài chính, nếu muốn vay tiếp cần thanh toán đầy đủ các khoản nợ trước.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Là nhóm nợ gia hạn trả nợ lần hai, khi thời gian đáo hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. Nhóm nợ này đang ở mức độ khá xấu nếu không trả nợ đủ có thể bị tịch thu tài sản hoặc các án tù theo quy định pháp luật.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Là nhóm nợ xấu, quá hạn lần thứ ba, nợ nhanh cần xử lý gấp. Thời gian quá hạn trên 360 ngày và sẽ bị tịch thu tài sản.
Cách tra cứu CIC cá nhân online nhanh chóng
- Bước 1: Truy cập vào app CIC để đăng ký tài khoản, bạn chọn tài khoản cá nhân
- Bước 2: Điền các thông tin cá nhân như họ tên, ngày sinh, số CMND, ngày cấp, ảnh CMND, địa chỉ liên hệ, quét vân tay và xác nhận ID khuôn mặt.
- Bước 3: Nhập mật khẩu OTP từ tin nhắn điện thoại ở ô Mã xác nhận, sau khi hoàn tất bạn đã đăng ký thành công tài khoản CIC.
- Bước 4: Trả lời các câu hỏi xác thực CIC qua hình thức phỏng vấn điện thoại. Các câu hỏi này khá đơn giản chỉ trong vòng 3 phút. (Có thể)
- Bước 5: Nhận kết quả thông báo qua Email hoặc App
Sau khi tra cứu thông tin sau, hệ thống sẽ gửi lịch sử nợ xấu của khách hàng.
Để khả năng tài chính của bản thân luôn nằm trong khoản an toàn, bạn nên trả hết nợ thứ nhất mới tiến hành vay tiếp khoản tín dụng tiếp theo. Mong bài viết này đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích và giải thích CIC là gì cho phần câu hỏi đầu đề.
Thanh Tâm – Chợ giá
No comments.
You can be the first one to leave a comment.