Cảnh báo thủ đoạn vận chuyển hàng trăm nghìn USD giả vào Việt Nam

Phản hồi: 1

Một đường dây tội phạm tàng trữ, vận chuyển và lưu hành tiền USD giả từ Campuchia về Việt Nam mới đây đã được lực lượng chức năng triệt phá. Tuy nhiên những thủ đoạn tinh vi, manh động từ những tên tội phạm cũng là lời cảnh báo đến người dân nên cẩn trọng trong giao dịch mua bán USD trên thị trường chợ đen.

Đóng 440.000 USD giả vào thùng catton và “tuồn” vào Việt Nam

duong day van chuyen tien usd gia
Các đối tượng bị bắt giữu trong vụ ván tàng trữ. vận chuyển và lưu hành hàng trăm USD tiền giả

Mới đây, TAND TP Hà Nội đã đưa ra xét xử đối với Huỳnh Thị Búp (SN 1973, cư trú TP Prôm Pênh, Campuchia), Đặng Thị Thúy Vân (SN 1979, ở phường Tân Thuận Đông, quận 7, TPHCM), Đinh Xuân Tiến (SN 1982, ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội), Nguyễn Văn Hùng (SN 1968, ở phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Đà Nẵng), Đàm Mai Tất Đạt (SN 1991, ở phường Tân Thuận Đông, quận 7, TPHCM), Nguyễn Tiến Quân (SN 1979, ở phường 14, quận Gò Vấp, TPHCM) và Trần Đăng Quãng (ở quận Gò Vấp, TPHCM) về hành vi Tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.

Đường dây tàng trữ, vận chuyển và hưu hành tiền giả của nhóm đối tượng đã được cơ quan chắc năng triệt phá vào năm 2022. Đối tượng Đinh Xuân Tiến bị Công an thành phố Hà Nội phát hiện có hành vi tàng trữ, lưu hành 102.300 USD giả với mệnh giá 100 USD. Tiến khai nhận, số tiền giả trên mua từ Vân ở TPHCM và đang chuẩn bị giao dịch với một người khách ở Hà Nội với giá 1,15 tỷ đồng.

Mở rộng điều tra, cơ quan chức năng xác định đây là nhóm tội phạm có tổ chức, lên kế hoạch cụ thể với những thủ đoạn tinh vi. Huỳnh Thị Búp (tên gọi khác là Chanh The), có 2 quốc tịch Việt Nam – Campuchia là người đứng đầu và có nhiệm vụ tiếm kiếm nguồn hàng và vận chuyển về Việt Nam qua đường biên giới.

Theo đó, Búp mua đúng số lượng tiền giả trên của một người phụ nữ tên “Mông”, quốc tịch Campuchia ở chợ Ô Sây, TP Prom Pênh, Campchia với giá 4 triệu đồng/lốc đô la Mỹ giả (mỗi lốc gồm 100 tờ mệnh giá 100 USD) sau đó bán cho Đặng Thị Thúy Vân( TP.Hồ Chí Mính) với giá 4,5 – 5 triệu đồng/lốc. Như vậy Búp mua 440.000 đô la Mỹ giả từ người phụ nữ Campuchia với giá 220 triệu đồng và đã bán cho Vân với giá 240 triệu đồng, hưởng lợi 20 triệu đồng.

Vào ngày 12/6/2022, Búp đóng tiền giả vào thùng catton và thuê xe ôm chở thùng tiền qua cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Búp đi bộ vào Đồn công an cửa khẩu Mộc Bài để nhập cảnh vào Việt Nam và nhận lại thùng catton có đựng 440.000 đô la Mỹ giả. Khi qua biên giới, Búp tiếp tục thuê xe về khu vực huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh để bán cho Vân.


Thủ đoạn lưu hành hàng trăm USD giả tại thị trường Việt Nam

Sau khi nhận tiền từ Búp, Vân giao cho Đạt kiểm tra và phối hợp với các đầu mới bao gồm Tiến, Hùng để tìm khách tiêu thụ. Nhóm này đã thỏa thuận bán cho khách với giá 1,15 triệu đồng mỗi tờ tiền 100 USD giả, tương đương với 50% giá trị của tờ tiền 100 USD thật là 2.3 triệu đồng (theo tỷ giá vào thời điểm đó). Trong đó, Vân thu 40%, còn Tiến và Hùng được hưởng lợi 10%.

Đến ngày 24/6/2022, khi Tiến mang tiền giả đến quán café Gemini thì bị phát hiện, bắt giữ. Đường dây bị triệt phá và may mắn chưa kịp phát tán ra thị trường.

Cái kết “đắng cho những kẻ hám lợi

usd gia
Ảnh minh họa

Quá trình điều tra, các đối tượng đều khai nhận toàn bộ hành vi, thừa nhận “vì hám lợi nên thực hiện”. Trong vụ án này, Vân được hưởng lợi 70 triệu đồng, đến nay đã khắc phục xong.

Đối tượng Đạt- tài xế của Vân cũng lĩnh trách nhiệm liên quan đến việc không khai báo hành vi phạm tội của Vân. Quá trình mua bán ngoại tệ, Vân chụp ảnh các loại tiền giả hoặc đưa trực tiếp tiền giả cho Đạt, yêu cầu Đạt lên mạng tìm kiếm, nghiên cứu đặc điểm nhận biết tiền USD thật sau đó đối chiều với tờ tiền giả và nói lại cho Vân.

Ngoài các đối tượng trên, cơ quan chức năng xác định Quân và Quãng là những đối tượng đang lưu giữ 5 thếp đô la Mỹ giả từ Búp để tìm cách tiêu thụ trên thị trường.

Kết thúc vụ án, Búp nhận 18 năm tù; Vân 17 năm tù; và các bị cáo còn lại lại lĩnh án từ 8 -14 năm tù.

Vụ án trên cũng là lời cảnh giác đến người dân, nhất là những cá nhân, hộ gia đình buôn bán nhỏ, lẻ, hàng tạp hóa… cần nắm rõ phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm về tiền giả và đặc biệt là cách nhận biết tiền USD giả. Qua đó, nâng cao ý thức cảnh giác, tinh thần chủ động phát hiện, tố giác tội phạm trong Nhân dân.

5/5 - (1 bình chọn)