Chợ giá – Việt Nam đã lưu truyền tiền tệ được hơn 76 năm, kể từ sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ra đời, đã đánh dấu nhiều sự thay đổi. Hiện nay, tiền giấy trở thành một phương tiện không thể thiếu của người dân, bên cạnh các loại tiền điện tử. Vậy tiền Việt Nam có nguồn gốc như thế nào? Có những mệnh giá tiền nào đang được lưu hành?
Tiền hiện kim ở nhiều nước trên thế giới thường đại diện cho các giai đoạn lịch sử hoặc các danh nhân có nhiều đóng góp cho đất nước. Trong hơn 200 loại tiền giấy, được phát hành tại các quốc gia, tiền Việt Nam khá đặc trưng bởi hình ảnh của cụ Hồ Chí Minh và những cảnh vật thể hiện sự phát triển của Việt Nam.
Tiền Việt Nam đồng là gì?
Tiền Việt Nam là tiền do ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành, được gọi là “Đồng”, tên tiếng anh là Vietnamese Dong (VND). Trước đây, Việt Nam lưu hành hai loại tiền là tiền giấy và tiền kim loại. Nhưng hiện tại, tiền kim loại đã được thu hồi vì một số lý do nhất định.
Việt Nam Đồng là đồng tiền pháp định và chính thức được lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam. Từ năm 2003 đến nay, nhà nước đã áp dụng kỹ thuật tiên tiến để đúc ra tiền bằng Polymer có khả năng chống giả, chống nước, chống thấm,…
Nguồn gốc phát hành của đồng tiền Việt Nam
Trải qua quá trình bị xâm lược, tiền Việt Nam được chính thức ban hành khi nhà nước Việt Nam ra đời. Những cột mốc đánh dấu sự phát triển của đồng tiền này như sau:
- Sau Cách mạng tháng 8: Việt Nam có nhà máy in tiền đầu tiên được đặt tại tỉnh Hòa Bình. Từ một nền tài chính lạc hậu nước ta có đồng tiền đầu tiên in hình bác Hồ.
- Ngày 31/1/1946: đồng tiền giấy bạc đầu tiên của Việt Nam ra đời với thiết kế hai mặt, một bên là hình bác Hồ và một bên là chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Năm 1951: Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập để quản lý việc thiết kế, in ấn và phát hành tiền giấy của Việt Nam
- Năm 1954 – 1975: miền Bắc và miền Nam có chế độ in tiền riêng, tuy nhiên đều được gọi chung là đồng.
- Sau 1975: Thống nhất một loại tiền chung cả hai miền Bắc Nam.
- Năm 1991: Việt Nam bắt đầu tự chủ trong việc sản xuất tiền, nghĩa là nắm được các khâu từ nguyên vật liệu đến công nghệ in ấn. Tiền Việt Nam vẫn ở dạng tiền giấy.
- Năm 2003: Bắt đầu phát hành loại tiền polymer đầu tiên với các mệnh giá từ 10 nghìn đồng, 20 nghìn đồng, 50 nghìn đồng, 100 nghìn đồng, 200 nghìn đồng và 500 nghìn đồng. Đồng tiền này có công nghệ in chìm ký hiệu nhằm chống nạn in tiền giả.
- Năm 2004 trở đi: Tiền giả polymer có phát sinh nhưng chỉ là số lượng ít, so với nạn in tiền giả bằng giấy cotton. Đồng tiền Polymer trở thành đồng tiền ổn định và đi vào nếp sống người dân. Đồng tiền kim loại đã được thu hồi.
Tiền Việt Nam được in ở đâu? Việt Nam có tự in tiền được không?
Câu trả lời là có. Tiền Việt Nam dù là chất liệu giấy hay Polymer đều được xuất ra từ kho bạc Nhà nước Việt Nam và do chính nhà nước Việt Nam in ra được
Nhà máy in tiền của Việt Nam hiện nằm ngay trên đường Phạm Văn Đồng, thủ đô Hà Nội.
Các mệnh giá tiền Việt Nam hiện nay
Tiền mệnh giá 500.000 đồng
Đây là loại tiền có mệnh giá lớn nhất nước ta, được phát hành vào ngày 17/12/2003. Đồng tiền được in trên chất liệu Polymer với kích thước là 152mm x 65mm. Màu đồng tiền hơi lơ tím sẫm tương tự như mệnh giá 20.000 đồng nên nhiều người dễ nhầm khi mới lướt nhìn qua. Tuy nhiên tờ tiền này lớn hơn.
Điểm nhận biết của tờ tiền 500 nghìn đồng đó là hình ảnh ngôi nhà lá đơn sơ của làng quê Việt Nam. Ở mặt khác thì có in hình chân dung bác Hồ cùng với số 500.000 nghìn.
Tiền mệnh giá 200.000 đồng
Tờ tiền có mệnh giá lớn thứ hai, được phát hành vào ngày 30/8/2006, khoảng 3 năm sau khi tờ 500 nghìn đồng ra đời. Đồng tiền được in trên chất liệu Polymer với kích thước là 148mm x 65mm. Màu hơi đỏ nâu là dấu hiệu nhận biết đồng tiền.
Điểm nhận biết khác đó là hình ảnh vịnh Hạ Long, đại diện cho kỳ quan thiên nhiên thế giới. Ở mặt khác thì có in hình chân dung bác Hồ cùng với số 200.000 nghìn.
Tiền mệnh giá 100.000 đồng
Tờ tiền khá phổ biến khi giao dịch tiền tệ, được phát hành vào ngày 1/9/2004 và in trên chất liệu Polymer. Kỹ thuật in có yếu tố bảo mật cao, như ô quốc huy trong suốt, có hình ẩn hoặc hình dập nổi.
Mặt trước của tờ tiền in thông tin mệnh giá 100.000, quốc huy còn mặt sau in hình văn miến Quốc Tử Giám, đại diện cho nền văn hiến ở nước ta.
Tiền mệnh giá 50.000 đồng
Tờ tiền có kích thước 140mm x 65mm, được phát hành vào ngày 17/12/2003 trên chất liệu Polymer. Tiền có màu đâm hơi tím đỏ, có dòng chữ Ngân hàng nhà nước Việt Nam, kèm phong cảnh cố đô Huế. Hình vẽ hoa văn vừa có tính truyền thống, vừa hiện đại.
Tiền mệnh giá 20.000 đồng
Đây cũng là một tờ tiền phổ biến, được in bằng chất liệu Polymer và có màu xanh lơ đậm. Thiết kế của tờ tiền khá giống nhau, điểm phân biệt là tiền có in hình chùa Cầu ở Hội An.
Tiền mệnh giá 10.000 đồng
Đây là tờ tiền phát hành năm 2006, bằng chất liệu Polymer có màu nâu đậm trên nền vàng úa. Ở mặt sau của tờ tiền có in hình ảnh khai thác dầu khí, được xem là một điểm nhận dạng.
Ngoài ra, tiền Việt Nam còn lưu hành các mã tiền giấy 5000 nghìn đồng, 2000 nghìn đồng, 1000 nghìn đồng và 500 đồng. Những đồng tiền này in hình các công việc lao động như làm ở hồ thủy lợi, xưởng dệt, khai thác gỗ và phong cảnh Hải Phòng.
Cách nhận biết tiền Việt Nam đồng thật giả
Để phân biệt được tờ tiền chất liệu polymer thật hay giả bằng mắt thường, chúng ta sử dụng những cách sau đây:
1. Cách kiểm tra tiền giả bằng điện thoại
Sử dụng đèn pin điện thoại hay nguồn sáng khác soi vào tờ tiền. Chúng ta sẽ biết được tờ tiền là thật hay giả nhờ các đặc điểm sau:
- Hình bóng chìm:
Tiền thật: Tiền polymer mệnh giá 20.000 đồng đến 500.000 đồng khi soi dưới ánh sáng sẽ thấy chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiền polymer mệnh giá 10.000 đồng khi soi dưới ánh sáng sẽ thấy hình ảnh của chùa một cốt nhé.
Tiền giả: Ở tờ tiền giả không thể làm được điều này
- Dây bảo hiểm:
Tiền thật: Nhìn thấy rõ hai mặt dây bảo hiểm chạy dọc tờ bạc, có cụm số mệnh giá và chữ “NHNNVN” tinh xảo, sáng trắng.
Tiền giả: Các chữ, số trên dây bảo hiểm không rõ ràng, không sắc nét; một số trường hợp không có yếu tố này
2. Kiểm tra tiền polymer thật giả bằng tay
- Vò tờ tiền:
Cầm tờ tiền polymer trong lòng bàn tay và vò nát. Tờ tiền thật sẽ có độ đàn hồi và độ bền cao nên khi vò thì tờ tiền vẫn sẽ trở lại trạng thái ban đầu. Còn tờ tiền giả sẽ không có độ đàn hồi về thể trạng ban đầu.
- Kiểm tra độ nhám
Ngoài cách vò tiền thì kiểm tra độ nhám của bề mặt tiền cũng là phương pháp thông dụng.
Tiền thật: Ở các yếu tố in lõm sẽ cảm nhận được độ nổi; nhám ráp của nét in khi vuốt nhẹ như: Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; Quốc huy; mệnh giá bằng số và bằng chữ; dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” (ở mặt trước tất cả các mệnh giá).
Tiền giả: Không có độ nhám, vuốt nhẹ chỉ có cảm giác trơn lì.
3. Nhận biết tiền polymer thật qua các cửa sổ trong suốt
Ở phía trên bên trái trước tờ tiền Polymer sẽ có các ô trong suốt. Và khi nhìn xuyên qua cửa sổ này chúng ta sẽ thấy các hình ẩn xung quanh và mỗi mệnh giá tiền sẽ có một hình ảnh đặc trưng riêng.
Tiền thật: Cửa sổ lớn có cụm số dập nổi là các mệnh giá được dập nổi tinh xảo. Cửa sổ nhỏ có yếu tố.
Tiền giả: Cụm số mệnh giá dập nổi trên cửa số lớn không tinh xảo như tiền thật; trong cửa sổ nhỏ không có yếu tố hình ẩn.
4. Kiểm tra tiền polymer Việt Nam thật giả bằng máy soi tiền
Đây là biện pháp chắc chắn nhất, tuy nhiên máy soi tiền chỉ được trang bị ở ngân hàng hay một số cửa hàng vàng bạc lớn.
Dưới đây là video chi tiết vấn nạn tiền giả tại Việt Nam và cách phân biệt tiền polymer Việt Nam đồng thật giả:
Tiền polymer Việt Nam đã trải qua một quá trình lâu dài để trở thành đồng tiền có tính ổn định và hòa nhịp vào đồng tiền quốc tế. Qua bài viết này hi vọng bạn có thêm nhiều kiến thức về tiền Việt Nam.
Thanh Tâm – Chợ giá
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.