Tỷ giá USD/VND chạm mức thấp kỷ lục, Ngân hàng TW bán ngoại tệ để can thiệp

Phản hồi: 1

Với việc các ngân hàng thương mại đưa giá USD lên sát trần cho phép cũng như vượt xa mức giá bán tại Sở Giao dịch thì ngân hàng trung ương Việt Nam cho biết hiện nay đã bán tiền USD cho một số ngân hàng trong và ngoài nước, chính thức can thiệp vào thị trường ngoại hối khi mà đồng tiền Việt Nam giảm xuống mức thấp kỷ lục.

ty gi usd vnd thap ky luc
Tỷ giá USD/VND chạm mức thấp kỷ lục, Ngân hàng TW bán ngoại tệ để can thiệp

Các chuyên gia về kinh tế cho rằng có những yếu tố gây áp lực lên tăng trưởng kinh tế, trong đó có biến động tỷ giá thời gian gần đây do yếu tâm lý, tác động từ đồng việc trị giá của tiền USD tăng. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khẳng định điều này không đáng lo, bởi cung cầu ngoại tệ vẫn đang được đảm bảo. Dự báo tỷ giá sẽ có những điều chỉnh cho đến khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất vào nửa cuối năm 2024.

Tính đến ngày 16/4, sau khi thiết lập kỷ lục mới, tỷ giá USD tại ngân hàng thương mại đã tăng 3,3% so với cuối năm 2023, tỷ giá trên thị trường tự do cũng tăng vượt mốc 3%. Vào cuối tháng 3 vừa qua, đội ngũ phân tích của Chứng khoán Phú Hưng đã thừa nhận tỷ giá sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao lâu hơn so với dự báo trước đây của họ, dao động quanh vùng 24.780 -25.000 (tăng 200 điểm so với dự báo cũ).

Hiện tai, “Giá can thiệp” đang giữ mức 25.450 đồng trên một đô la. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cho biết trong một tuyên bố đưa ra sau khi một quan chức cho biết hôm nay có thể can thiệp. Đồng giảm xuống mức thấp kỷ lục 25.463 mỗi đô la trong ngày. 

Xung đột leo thang ở Trung Đông và kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang có thể trì hoãn việc cắt giảm lãi suất đang thúc đẩy đồng đô la tăng giá và gây áp lực lên các loại tiền tệ châu Á cũng như các thị trường mới nổi trên toàn cầu. Việt Nam cùng các nước ở châu Á bao gồm Hàn Quốc và Indonesia tham gia đẩy lùi chống lại sức mạnh của đồng tiền Mỹ.

Michael Wan, nhà phân tích tiền tệ cấp cao tại MUFG, cho biết: “NHNN sẽ sử dụng các công cụ như can thiệp và tăng lãi suất ngắn hạn bằng cách rút thanh khoản để khiến chi phí phòng ngừa rủi ro ngoại hối trở nên đắt đỏ hơn”.

Từ đầu năm đến nay tỷ giá của tiền đã liên tục biến động theo chiều hướng tăng. Trong bối cảnh đó, từ hồi đầu tháng 3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục có các đợt phát hành tín phiếu nhằm hút bớt thanh khoản ở các ngân hàng thương mại, giúp tránh tình trạng các ngân hàng gom mua USD để tìm kiếm lợi nhuận. Đây là một động thái giúp giảm áp lực lên tỷ giá.


Giá ngoại tệ ngày 1/4: Đồng USD quay trở lại đà tăng
Tỷ giá USD ở ngân hàng thương mại hiện tại đã tăng khoảng 3,3% so với cuối năm 2023

Tuy nhiên, Công ty chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cũng nhận định rằng việc phát hành tín phiếu để điều tiết thị trường của NHNN không đạt được những hiệu quả như mong muốn. KBSV cho biết: “Chúng tôi cho rằng lý do khiến cho đợt phát hành tín phiếu này trở nên kém hiệu quả do động thái này chỉ tác động tới hoạt động của các ngân hàng, trong khi nhu cầu thanh toán USD để nhập khẩu và các hoạt động xuất khẩu nhưng trì hoãn, việc giữ USD vẫn tiếp diễn”.

Cũng tại Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”, về việc biến động tỷ giá trong thời gian gần đây, thì ông Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho biết lý do của những khó khăn này cơ bản là do đồng USD tăng giá. Từ đầu năm đến nay, USD đã tăng 4,5%. Và việc đồng USD tăng được hiểu từ 2 lý do: Thứ nhất, Fed có vẻ lưỡng lự hạ lãi suất, thứ hai là kinh tế Mỹ không suy thoái mà còn phục hồi tốt hơn năm ngoái. Điều này khiến USD tăng giá và các đồng nội tệ khác với USD đều bị giảm trong thời gian qua.

Giới phân tích chuyên môn cũng nhận định giai đoạn đầu năm 2024 vẫn là một giai đoạn đầy khó khăn cho NHNN trong công cuộc điều hành tỷ giá, nhất là khi ngoài những áp lực hiện hữu từ 2023 thì còn phải chịu thêm sức ép từ diễn biến của giá vàng đang tăng cao chóng mặt hiện nay. 

5/5 - (1 bình chọn)