Protocol là gì? Tìm hiểu về giao thức Blockchain hoạt động như thế nào?

Phản hồi: 1

Các giao thức blockchain rất quan trọng đối với hoạt động của tất cả các loại tiền điện tử. Nhưng chúng là gì, và chúng hoạt động như thế nào, khái niệm về blockchain rất gần gũi với mọi người nhưng nhiều người vẫn chưa biết cơ chế vận hành và hoạt động như thế nào?

Protocols (giao thức) là gì?

Không phải tất cả các blockchain đều giống nhau. Cách thức hoạt động của chúng được xác định bởi một protocol. 

Về cơ bản thì protocol là một lớp code nền tảng thiết lập cách thức hoạt động của thứ gì đó. Đây là một chương trình định hình nên phần mềm cơ sở của bất kỳ mạng lưới nào. Vậy nên ta có thể nghĩ về protocol như một bộ quy tắc cho phép các thực thể giao tiếp và truyền nhận thông tin. 

Protocol là gì
Protocol là gì

Ngoài tiền điện tử thì protocol (giao thức) còn tồn tại ở rất nhiều nơi khác.

Trên Internet, các giao thức cho phép các website hoạt động. Các giao thức internet phổ biến nhất là HTTP và HTTPS. Bên cạnh đó còn có TCP/IP và SMTP.

Những giao thức này là lớp code cơ bản cho phép tất cả các ứng dụng Internet hoạt động. Facebook, Amazon, Twitter, Google, Netflix, các trang web ngân hàng hay báo chí… gần như tất cả các website bạn dùng đều chạy trên một trong những giao thức internet kể trên. 

Tương tự với Internet thì tiền ảo cũng có các giao thức. Bất cứ đồng tiền điện tử nào như Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Ripple (XRP)… đều có giao thức riêng của mình. 

Các giao thức tiền ảo chỉ cho phép một vài ứng dụng hoạt động, đôi khi là chỉ ứng dụng của chính đồng tiền điện tử đó. Các giao thức cung cấp bảo mật và quyền truy cập vào một blockchain.

Trước kia chúng ta phải tin tưởng vào một ngân hàng để duy trì tính chính xác của tài khoản ngân hàng của mình và đảm bảo rằng tiền của chúng ta sẽ không bị “chi tiêu gấp đôi” (Double Spend là hình thức gian lận sử dụng hai giao dịch khác nhau để cùng chi tiêu số dư của một tài khoản). Đây là mô hình quản lý tài chính tập trung truyền thống. 

Nhưng trong thế giới blockchain phi tập trung, giao thức sẽ cung cấp cho chúng ta bảo mật, cũng như cho phép truyền nhận dữ liệu. Khi thế giới kỹ thuật số ngày càng phát triển thì chúng ta càng cho phép nhiều tổ chức nắm giữ và truy cập vào dữ liệu của chúng ta hơn. 

Duy trì sự chính xác của dữ liệu trở nên khó khăn khi để dữ liệu các nhân ở quá nhiều nơi và khiến cho dữ liệu trở nên dễ bị tấn công hơn. 

Các giao thức tiền ảo cho phép người dùng quản lý dữ liệu của họ. Chúng cho phép các cá nhân tạo tài khoản, hay còn gọi là “ví”, trên một giao thức mà sau đó có thể được dùng để trả dịch vụ hoặc tạo các giao dịch tài chính trên các website khác. 

Ở mức cơ bản thì bảo mật và danh tính duy nhất của những ứng dụng này nằm trong giao thức. Giao thức cấp nguồn cho các ứng dụng nói trên đồng thời cũng cung cấp bảo mật cho chúng. Điều này là đặc biệt bởi bạn sẽ sở hữu dữ liệu độc nhất của mình và có quyền truy cập mạnh mẽ và an toàn hơn vào nhiều loại hàng hóa và dịch vụ.


Tóm lại trong thế giới lập trình máy tính, các giao thức là các quy tắc tiêu chuẩn hóa quy định hệ thống nên làm gì hoặc không nên làm gì. Do đó, trong thế giới của blockchain, các giao thức blockchain là một tập hợp các mã hoặc yêu cầu chi phối cách thức hoạt động của một blockchain.

blockchain la gi 1
Blockchain là một công nghệ lưu trữ và truyền thông tin độc đáo, được sử dụng để ghi lại và xác nhận các giao dịch trong một mạng lưới phân tán.

Một giao thức blockchain có thể đặt ra một loạt các quy tắc, chẳng hạn như giao diện của blockchain, sự tương tác của các máy tính tham gia, loại dữ liệu nên được chia sẻ, các ưu đãi dành cho các nhà phát triển tham gia vào mạng, v.v.

Giao thức Blockchain hoạt động như thế nào?

Một giao thức blockchain chỉ có thể hoạt động nếu tất cả mọi người tham gia vào giao thức tuân theo và hoạt động từng bước trên các layer của nó.

Các giao thức blockchain hiện tại có thể được phân loại thành ba layer:

  • Layer 1: Layer này đề cập đến hệ thống cơ bản của một giao thức blockchain. Ví dụ về các giao thức layer 1 bao gồm hệ thống Proof of Work (PoW) và Proof of Stake (PoS).
  • Layer 2: Layer này xây dựng trên Layer 1 và chủ yếu giải quyết các vấn đề về tốc độ và khả năng mở rộng. Một ví dụ về giao thức Layer 2 là Bitcoin’s Lightning Network, được thiết kế để xử lý các giao dịch Bitcoin một cách nhanh chóng.
  • Layer 3: Layer này xử lý việc áp dụng và thực thi một giao thức blockchain. Nhiều ứng dụng phi tập trung là giao thức Layer 3. Ví dụ như nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) Uniswap, PancakeSwap và NFT marketplace NBA Top Shot.

Do sự bùng nổ của tiền điện tử, một số giao thức blockchain hiện cung cấp tới năm lớp giao thức để có khả năng mở rộng tối đa.

Tại sao giao thức blockchain lại rất quan trọng với tiền điện tử

Các giao thức blockchain giúp cho các giao dịch tiền điện tử trở nên khả thi. Tất cả các giao thức trong ngành đều nhằm đạt được hoặc duy trì bốn nguyên tắc chính của tiền điện tử: phân quyền, nhất quán, bảo mật và khả năng mở rộng.

Sự tồn tại của một giao thức blockchain cũng cung cấp cấu trúc cho một mạng blockchain. Một mạng lưới blockchain bao gồm các cá nhân và tổ chức điều hành chúng và các giao thức được đưa ra để đảm bảo rằng mọi giao dịch đơn lẻ đều được xác minh bởi các nhà phát triển và các kỹ sư và do đó có thể chạy được trơn tru.

dong tien ao bitcoin la gi
Bitcoin là gì

Nói một cách đơn giản, nếu không có các giao thức blockchain, tiền điện tử sẽ không có vị trí như ngày nay.

Giao thức mỏng và Giao thức dày là gì?

Sự khác biệt chính giữa các giao thức tiền ảo và giao thức internet chính là giao thức tiền ảo chỉ cho phép một tới một vài ứng dụng hoạt động, trong khi giao thức internet thì cho phép rất nhiều ứng dụng.

Đó là lý do tại sao giao thức tiền ảo được gọi là “dày” bởi chúng có rất ít ứng dụng khởi chạy trên đó. Giao thức internet được gọi là “mỏng” bởi chúng có hàng ngàn, thậm chí là hàng triệu các ứng dụng hoạt động. 

Với bất kỳ đồng tiền ảo nào thì giao thức chính là giá trị. Chúng cấp nguồn cho blockchain và cung cấp chức năng cho đồng tiền ảo đó. 

Ví dụ về các giao thức tiền ảo

Bitcoin

Bitcoin là giao thức tiền ảo nổi tiếng nhất. Đây là hệ thống tiền điện tử ngang hàng (p2p) cho phép các cá nhân thực hiện các giao dịch tài chính với nhau mà không cần bên thứ 3 nào (ví dụ như ngân hàng). 

Giao thức cho phép các giao dịch không đảo ngược và ngăn chặn việc gian lận “chi tiêu gấp đôi”. Các công nghệ tạo nên Bitcoin bao gồm hàm băm (hash), chữ ký kỹ thuật số, mật mã khóa công khai (public-key), P2P và Proof-of-Work.

Ethereum 

Ethereum khác với Bitcoin ở chỗ Ethereum cho phép các ứng dụng dApp có thể chạy trên nó thông qua công nghệ hợp đồng thông minh (Smart contract). Bên cạnh việc có một hệ thống thanh toán ngang hàng như Bitcoin, thì Ethereum cho phép các nhà lập trình trên toàn thế giới có thể triển khai các ứng dụng chung trên một nền tảng, mà khi sử dụng những app này người dùng có thể thanh toán trực tiếp bằng ETH ngang hàng (peer to peer), và không cần sự tin cậy. Do đó có thể xem Bitcoin là blockchain 1.0 và Ethereum là blockchain 2.0.

Ripple

Ripple là một nền tảng được ra đời vào năm 2012. Chức năng chính của nó là cho phép các ngân hàng, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và các sàn giao dịch tài sản điện tử có thể gửi tiền khắp thế giới. 

Ripple sử dụng sổ cái đồng thuận phân tán mã nguồn mở và hỗ trợ các token ở dưới dạng tiền tệ khác nhau, bao gồm tiền pháp định, các loại tiền điện tử khác hoặc các tài sản khác.

Hyperledger

Hyperledger thống nhất các lãnh đạo từ rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau bao gồm tài chính, sản xuất, công nghệ và IoT, đồng thời cho phép hỗ trợ các giao dịch kinh doanh quốc tế, kinh doanh chuỗi cung ứng và dịch vụ công nghệ. 

Hyperledger được thành lập vào năm 2015 bởi tổ chức Linux, hỗ trợ Python và cung cấp một kênh bảo mật cho phép các cá nhân chia sẻ thông tin riêng tư. 

Openchain

Openchain cung cấp nền tảng cho các tổ chức phát hành và quản lý tài sản kỹ thuật số – như một công ty khởi nghiệp bán token bảo mật hoặc token cổ phần. Không giống như các giao thức khác, Openchain sử dụng Đồng thuận phân vùng (Partitioned Consensus), cho phép các cá nhân tạo các phiên bản độc nhất với một quyền hạn duy nhất.

Corda

Corda không có tiền điện tử gốc và chủ yếu được sử dụng bởi các định chế tài chính để ghi lại, giám sát và điều chỉnh các thỏa thuận tài chính của họ. Nó là một giao thức mã nguồn mở và tránh chuyển đổi blockchain thành các kịch bản không phù hợp với các tình huống ngân hàng.

Bùi Vân/Chợ Giá

5/5 - (1 bình chọn)