Chợ giá – Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn mở thẻ ATM tại bất cứ ngân hàng nào bạn muốn. Làm thẻ ATM cần những gì? Thủ tục mở thẻ như thế nào? Các khoản phí bạn phải trả là bao nhiêu? Mở thẻ ở đâu?
Thẻ ATM là gì?
Thẻ ATM là loại thẻ thanh toán dùng để rút tiền tại cây ATM, kiểm tra số dư, chuyển khoản, sao kê, kiểm tra tài khoản,…Thẻ ATM là loại thẻ trả trước, khách hàng muốn sử dụng thẻ ATM cần nạp tiền vào sau đó mới được sử dụng sau.
Thẻ ATM giúp cho khách hàng dễ dàng quản lý tài khoản chi tiêu cá nhân, tiết kiệm thời gian ra ngân hàng và giảm thiểu rút ro về việc mất tiền mặt.
Nếu bạn đang có dự định làm thẻ ATM thì hãy đọc tiếp phần dưới đây.
>>> Xem ngay: Số thẻ ATM là gì? Cách nhận biết ngân hàng qua số thẻ ATM
Điều kiện làm thẻ ATM ngân hàng
Để làm thẻ ATM bạn cần đạt những điều kiện sau:
- Khách hàng từ 18 tuổi trở lên, một số ngân hàng cho phép khách hàng từ 15 tuổi trở lên có người giám hộ.
- Có giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân
- Không bị nợ xấu khi kiểm tra CIC
- Làm thẻ sẽ tương đương với mở tài khoản thanh toán nếu bạn chưa có tài khoản ngân hàng.
Hồ sơ làm thẻ ATM cần những gì?
Để mở được thẻ ATM ngân hàng bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau đây:
- Chuẩn bị giấy tờ chứng minh nhân thân: CMND/hộ chiếu, sổ hộ khẩu/KT3…. Lưu ý chứng minh nhân dân phải là bản gốc, và còn hạn sử dụng trong vòng 15 năm. Nếu có hàng thì bạn phải đổi sang thẻ căn cước công dân có gắn chip.
- Một hình ảnh 3 x 4, chụp rõ chân dung gương mặt
- Chuẩn bị số tiền từ 200.000-300.000 để nộp phí mở thẻ và nạp sổ tiền tối thiểu vào tài khoản.
Sau khi bạn đã chuẩn bị những thứ cần thiết, bạn đến ngân hàng gần nhất, những viên ngân hàng sẽ đưa cho bạn một mẫu đơn làm thẻ ATM.
Biểu mẫu đăng ký tài khoản ngân hàng và mở thẻ ATM
Sở dĩ bạn chỉ muốn làm thẻ nhưng phải mở luôn tài khoản, bởi vì một chiếc thẻ gắn liền với một tài khoản ngân hàng. Do đó muốn mở thẻ phải mở luôn tài khoản thanh toán.
Nội dung bạn cần cung cấp trên biểu mẫu ngân hàng gồm có:
- Họ và tên
- Giới tính
- Ngày sinh, nơi sinh, quốc tịch
- CMND, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu
- Ngày cấp CMND, ngày hết hạn, nơi cấp
- Địa chỉ liên hệ
- Địa chỉ thường trú
- Nghề nghiệp
- Thu nhập
- Công ty đang làm
- Tình trạng hôn nhân
- Trình độ học vấn
- Đối tượng sử dụng
- Loại tài khoản
- Loại tiền
- Họ và tên chủ tài khoản
- Tên tài khoản
- Mẫu chữ ký
Lưu ý: Bạn nên đăng ký dịch vụ SMS banking. Dịch vụ này sẽ báo tin nhắn qua điện thoại khi tài khoản của bạn biến động số dư, nghĩa là khi rút hoặc gửi tiền ngân hàng sẽ báo qua tin nhắn điện thoại.
Đây là một tiện ích rất hữu dụng, bạn không cần kiểm tra tài khoản thường xuyên mà vẫn nắm được tình hình số dư tài khoản của mình.
Hướng dẫn cách làm thẻ ATM ngân hàng
- Bước 1: Đến ngân hàng gần nhất để yêu cầu làm thẻ ATM
- Bước 2: Điền thông tin trên biểu mẫu đăng ký
- Bước 3: Sau khi bạn điền hết tất cả thông tin, nhân viên ngân hàng sẽ làm cho bạn một chiếc thẻ ATM chính chủ.
- Bước 4: Sau khi bạn đăng ký xong,nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra thông tin và cung cấp cho bạn một phiếu hẹn ngày nhận thẻ. Thông thường, thời gian nhận thẻ từ từ 5 đến 7 ngày làm việc trong tuần.
- Bước 5: Đến thời gian nhận thẻ, bạn cầm giấy hẹn đưa cho nhân viên ngân hàng và nhận một bì thư có chứa thẻ ATM kèm theo tờ giấy hướng dẫn sử dụng thẻ.
- Bước 6: Bạn tiếp tục xé tờ giấy hướng dẫn ra và tìm thấy một mã pin ở bên trong. Ngay lập tức bạn định cây ATM ngân hàng để đổi mã pin lại nhằm đảm bảo an toàn bảo mật thẻ.
Việc đổi mã pin bạn nên thực hiện thường xuyên, ngân hàng khuyến khích đổi mã pin 6 tháng 1 lần. Bạn không nên lấy mã pin là số chứng minh nhân dân, ngày sinh nhật hoặc số điện thoại để làm mật khẩu. Những thông tin này rất dễ bị kẻ gian tra cứu được và đánh cấp tiền từ tài khoản của bạn.
>>> Xem ngay: Hướng dẫn 5 cách đổi mã PIN thẻ ATM ngân hàng an toàn nhất
Lưu ý khi đăng ký hạn mức thẻ ATM
Trên biểu mẫu đăng ký, bạn sẽ thấy ngân hàng có đề xuất hạn mức thẻ: gồm cỏ hạn mức cơ bản, hạn mức vàng, hạn mức bạch kim.
Ngân hàng phân loại thẻ nhằm mục đích định ra hạn mức có trong mỗi loại thẻ, số tiền khách hàng được phép rút mỗi ngày.
Ví dụ hạn mức thẻ ATM chuẩn, bạn có thể rút tối đa 25 triệu/ngày. Còn với thẻ hạng vàng, bạn có thể rút tối đa 50 triệu/ngày.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn rút hơn số tiền hạn mức thẻ thì có thể đến trực tiếp ngân hàng để giao dịch.
Các loại phí khi làm thẻ ATM
- Mức phí duy trì dịch vụ dao động từ khoảng 10.000-15.000 đồng/tháng. Ngân hàng sẽ tỉnh dịch vụ theo dạng thuê bao, chứ không phải là tính theo số tin nhắn.
- Phí mở thẻ hạng chuẩn khoảng 50.000 đ/ thẻ
- Phí mở thẻ hạng vàng khoảng 100.000 đ/ thẻ
Kết luận
Bài việc đến đây là kết thúc, mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn thuận tiện hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi để ngân hàng làm thẻ ATM. Việc làm thẻ ATM cần những gì chúng tôi cũng đã đề cập rõ ở bài viết, bạn tham khảo thêm nhé!
Thanh Tâm – Chợ giá
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.