Chợ giá – Hợp đồng EPC là một loại hợp đồng xây dựng mà nhà thầu phải chịu trách nhiệm cho phần thi công, mua vật liệu và xây dựng để hoàn thành dự án xây dựng khi đã thương thảo với chủ thầu và người lao động. Nếu bạn chưa hiểu rõ hợp đồng EPC là gì thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau!
Hợp đồng EPC là gì?
Hợp đồng EPC là viết tắt của các từ Engineering, Procurement và Construction, nghĩa là hợp đồng quy định nhà thầu chịu trách nhiệm tất cả về việc thiết kế bản vẽ, thu mua vật liệu và đảm nhận việc thi công xây dựng. Đây là một thuật ngữ đề cập đến khi thực hiện dự án liên quan đến xây dựng.
Nhà thầu làm tất cả những việc của kỹ sư xây dựng, mua sắm thiết bị vật liệu sau đó xây dựng nhà cửa dự án cho khách hàng gọi là dự án EPC hay nhà thầu EPC.
>>> Xem ngay: NPV là gì? Công thức tính chỉ số NPV và ví dụ cụ thể nhất
Mẫu hợp đồng EPC mới nhất
Trong Thông tư số 30 năm 2016 ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng có hướng dẫn hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình và kèm theo là mẫu hợp đồng.
Tải nhanh mẫu hợp đồng EPC tại đây
Những giai đoạn chi tiết trong hợp đồng EPC
Như tên gọi của hợp đồng EPC, có 3 quá trình là Engineering, Procurement và Construction mà chúng tôi sẽ giải thích rõ dưới đây:
Engineering (Kỹ thuật thiết kế)
Ở giai đoạn này cần nhóm thầu dự án có chuyên môn kỹ thuật, bởi vì họ sẽ tập trung vào nghiên cứu giải pháp cho công trình.
Đó là những nghiên cứu về tính khả thi, tải trọng công trình, bản vẽ kỹ thuật mặt trước, mô hình cơ sở 3D, ước tính chi phí dự án, thiết kế và phân tích kết cấu, thiết kế và phân hệ thống điện, hệ thống điều khiển, hệ thống đường ống.
Toàn bộ các dịch vụ về kỹ thuật sẽ được phát thảo trong giai đoạn này.
Procurement (Thu mua vật liệu)
Sau khi nắm rõ về mặt kỹ thuật, giai đoạn tiếp theo là mua vật liệu thực hiện. Nếu biết nguồn mua và lựa chọn vật liệu hiệu quả theo thông số kỹ thuật thì có thể đảm bảo tiết kiệm ngân sách và đúng thời hạn.
Khi chọn đúng đối tác cung cấp vật liệu, chủ sở hữu sẽ nhận được nhiều lợi ích như:
- Có chuyên gia hướng dẫn quy trình thu mua nhanh chóng
- Đảm bảo vật liệu có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng đặc điểm kỹ thuật
- Vật liệu được giao đúng lịch trình
Construction (Xây dựng công trình)
Tiếp đến là giai đoạn xây dựng. Có nhiều giải pháp xây dựng công nghiệp khác nhau phù hợp quy mô dự án, an toàn lao động, chất lượng công trình và đúng thời hạn quy định.
Các chủ dự án nên chọn đúng nhà thầu thi công, với nguồn lực về công nhân xây dựng, đội ngũ kỹ sư tận tâm để tạo ra sản phẩm công trình chất lượng và an toàn như dự tính.
Ưu thế của việc chọn một nhà thầu duy nhất thực hiện hợp đồng EPC là họ có đầu mối liên hệ với các nhà thầu khác trong ngành, do đó có thể tư vấn cho chủ đầu tư rõ về nguồn lực nào ưu tiên nhất, tận dụng tối đa chi phí mình bỏ ra và đảm bảo thành công.
Vai trò của nhà thầu EPC là gì?
Nhà thầu EPC có trách nhiệm:
- Tư vấn về kỹ thuật hoặc vẽ bản thiết kế chi tiết liên quan đến dự án
- Mua sắm tất cả các thiết bị và vật liệu cần thiết để xây dựng dự án
- Thực hiện giám sát thi công xây dựng trong suốt quá trình dự án
- Hoàn thiện dự án theo đúng kế hoạch và bàn giao cho chủ sở hữu.
Bên cạnh việc bàn giao công trình hoàn chỉnh, nhà thầu EPC phải giao trong đúng thời gian đảm bảo và mức giá trị trường đã thỏa thuận trước. Công trình phải thực hiện ở mức hiệu quả cụ thể được đề cập trong hợp đồng.
Những đặc điểm cơ bản của hợp đồng EPC
Các đặc điểm chính được đề cập trong hợp đồng EPC được xem như những điều khoản cơ bản khi soạn thảo hợp đồng, gồm có những điều sau:
- Trách nhiệm hai bên
- Giá trị hợp đồng chính xác
- Ngày hoàn thành chính xác
- Đảm bảo tiến độ hiệu suất
- Giới hạn trách nhiệm các bên
- Giải quyết thiệt hại không mong muốn
- Các trường hợp bất khả kháng,…
Ví dụ về hợp đồng EPC thường gặp
Một doanh nghiệp sản xuất ABC muốn xây dựng một nhà máy sản xuất nước ép táo. Họ đã tìm được đơn vị thiết kế, mua vật liệu, lắp đặt, thi công làm từ A đến Z. Do đó, họ tiến hành thảo luận, soạn thảo và ký kết hợp đồng EPC.
Hình thức hợp đồng dịch vụ EPC này giúp quản lý dự án khi xây dựng nhà máy. Nhà thầu trúng dự án sau khi hoàn tất phải bàn giao công trình đã hoàn thành. Như trường hợp này là nhà máy sản xuất táo cho khách hàng.
Thông thường, nhà thầu cung cấp dịch vụ EPC có nghĩa vụ hoàn thành dự án xây dựng trong một thời gian và ngân sách nhất định. Nhà thầu chịu trách nhiệm đối với tất cả các dịch vụ bản vẽ thiết kế, xây dựng, mua vật liệu,…
Hoặc có một hình thức khác trong hợp đồng EPC là mỗi công đoạn có một các nhà thầu riêng lẻ đảm nhiệm việc thực thi. Tuy nhiên cần chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm đánh giá cũng như quản lý các nhà thầu này.
Sau khi thực hiện tất cả các giai đoạn của quá trình xây dựng nhà máy nước ép, thì sẽ được bài giao, hướng dẫn lai cho chủ sở hữu, sau đó đi vào vận hành. Quá trình này diễn ra vài năm tùy vào tốc độ thi công.
Kết luận
Qua bài viết trên hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn một hợp đồng EPC là gì và làm sao để tìm kiếm một nhà thầu EPC hàng đầu có thể đáp ứng mọi nhu cầu của bạn. Việc xem xét hồ sơ nhà thầu với kinh nghiệm xây dựng dự án tương tự có thể là một tiêu chí đầu tiên bạn cần để mắt tới. Chúc bạn thực hiện hợp đồng EPC thành công!
Thanh Tâm – Chợ giá
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.