Chợ giá – GDP (tổng sản phẩm quốc nội) là một trong những số liệu thống kê quan trọng nhất trong sự phát triển của một nền kinh tế. Việc đo lường GDP cho biết về tổng thu nhập trong hoạt động kinh tế của các quốc gia. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích GDP là gì, công thức và phân loại GDP.
GDP là gì?
GDP (Gross Domestic Product) nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội. GDP đo lường tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong biên giới của một quốc gia ở một khoảng thời gian nhất định.
GDP khác với GNP (tổng sản phẩm quốc dân) nghĩa là tất cả hàng hóa dịch vụ được làm bởi cư dân của một quốc gia bất kể họ sống ở trong nước hay nước ngoài.
GDP là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi để đo lường nền kinh tế của một quốc gia, ở Việt Nam chính phủ cũng thường xuyên tính chỉ số GDP trong các bài báo cáo kinh tế cuối năm.
GDP bình quân đầu người là gì?
GDP bình quân đầu người (GDP per capita) là chỉ tiêu thống kê kinh tế thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh tính bình quân trên đầu người của một quốc gia trong một năm. GDP bình quân đầu người của một quốc gia được tính bằng cách lấy GDP của quốc gia tại một thời điểm cụ thể chia cho tổng số dân của quốc gia cũng tại thời điểm đó.
Chỉ số GDP bình quân đầu người cao tỷ lệ thuận với mức thu nhập cũng như đời sống của người dân ở quốc gia đó. Tuy nhiên, một số quốc gia có chỉ số GDP cao chưa chắc đã là quốc gia có mức sống cao nhất.
Công thức tính giá trị GDP
Có ba cách khác nhau để tính toán GDP của một quốc gia, và về mặt lý thuyết thì tất cả các cách này đều cho ra kết quả như nhau.
- Tính theo chi tiêu: Là giá trị của tất cả hàng hóa dịch vụ được mua trong nước cộng với xuất khẩu ròng của một quốc gia sang các quốc gia khác.
- Tính theo thu nhập: Là thu nhập của tất cả các cá nhân và doanh nghiệp trong một nước.
- Tính theo sản xuất: Là giá trị thị trường của các sản phẩm dịch vụ được sản xuất trong nước.
Cách tính giá trị GDP dựa trên chi tiêu
Ta có công thức sau:
GDP = tiêu dùng + đầu tư + chi tiêu của chính phủ + (xuất khẩu – nhập khẩu).
- Tiêu dùng: chiếm giá trị lớn nhất trong GDP, là bất cứ thứ gì mà một hộ gia đình mua sắm, chẳng hạn như thực phẩm, quần áo cũng như tiền thuê nhà, tiền sửa xe,…
- Đầu tư: mua sắm thiết bị hoặc vật liệu mới cho một doanh nghiệp. Ví dụ, một doanh nghiệp mua máy tính mới cho nhân viên, các hộ gia đình mua tài sản như đất đai.
- Chi tiêu chính phủ: tổng các khoản chi mà chính phủ đã chi tiền vào đó. Chẳng hạn như bất kỳ sản phẩm vật chất chính phủ đã mua, như xe cứu hỏa, tàu hỏa, các khoản tiền lương của nhân viên chính phủ, chẳng hạn như giáo viên.
Cách tính GDP dựa trên thu nhập
Được tính bằng công thức:
GDP = Tiền lương của người lao động + tổng thặng dư hoạt động + tổng thu nhập hỗn hợp + (thuế – trợ cấp sản xuất và nhập khẩu).
- Tiền lương của người lao động là toàn bộ các khoản tiền trả cho người lao động. Số tiền này cũng bao gồm các khoản thanh toán phúc lợi như an sinh xã hội.
- Tổng thặng dư hoạt động: về cơ bản là lợi nhuận của các doanh nghiệp được tổng hợp lại. Hầu hết các doanh nghiệp lớn với nhiều nhân viên cũng được tính trong khoản này.
- Tổng thu nhập hỗn hợp là lợi nhuận của các doanh nghiệp nhỏ lẻ, cửa hàng kinh doanh nhỏ,..
Cách tính GDP dựa trên sản lượng
Cách tính này đề cập đến giá trị gia tăng của toàn bộ sản lượng trong nước. Giá trị gia tăng được tính bằng cách lấy giá mà người bán đang bán một sản phẩm và trừ đi giá mà người bán đã mua sản phẩm từ nhà cung cấp.
Phân biệt các loại GDP
Có 4 loại GDP khác nhau, bạn cần học cách phân biệt 4 loại GDP này, vì chúng đều thể hiện triển vọng kinh tế khác nhau.
- GDP thực tế: là tổng sản phẩm quốc nội được điều chỉnh theo lạm phát. Giá hàng hóa và dịch vụ được tính theo mức giá cố định, thường được xác định theo mức giá của năm trước. GDP thực tế được coi là bức chân dung chính xác nhất về nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
- GDP danh nghĩa: là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được tính theo mặt bằng giá hiện hành. Nó bao gồm giá lạm phát hiện tại.
- GDP thực là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ thực tế và là thước đo nền kinh tế của một quốc gia tại thời điểm trong thời gian hiện tại.
- GDP tiềm năng: là tổng sản phẩm quốc nội đáng mơ ước, GDP tiềm năng cho phép tính giá trị hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia trong điều kiện lý tưởng như tỷ giá VND ổn định, lạm phát thấp và tất cả lao động có việc làm.
GDP có ý nghĩa như thế nào với nền kinh tế?
- GDP được dùng để xác định sức khỏe của nền kinh tế cũng như đo lường tác động của lạm phát và giảm phát.
- Tăng trưởng GDP qua các quý liên tiếp cho thấy nền kinh tế đang phát triển mở rộng. Nếu GPD tiếp tục tăng trưởng, điều này có thể báo hiệu rằng có thể có nguy cơ lạm phát và các nhà hoạch định chính sách nên tăng lãi suất nhằm giảm bớt những hậu quả của tăng trưởng.
- Nếu tốc độ tăng trưởng GDP âm trong hai quý liên tiếp trở lên thì được coi là suy thoái. Điều này giúp các nhà hoạt động chính sách thấy rằng cần có các biện pháp tăng cường hoạt động kinh tế, như giảm lãi suất hoặc in thêm tiền để duy trì sự ổn định.
Những hạn chế khi sử dụng GDP
- GDP không thể hiện mức sống người dân: Mặc dù Trung Quốc có chỉ số GDP lớn, nhưng mức sống của nước này khá thấp.
- GDP không bao gồm nền kinh tế chợ đen: Thị trường chợ đen bao gồm hàng hóa và dịch vụ nào được mua và bán nhưng không được báo cáo vì bất hợp pháp.
- GDP không tính các hình thức lao động không được báo cáó. Lao động không được báo cáo bao gồm dịch vụ giúp việc, dịch vụ bảo trì.
Kết luận
Tóm lại, GDP là một thước đo quan trọng của một nền kinh tế. Mặc dù GDP thể hiện mức sống của một quốc gia nhưng lại không tính đến mức sống, sức khỏe và hạnh phúc tổng dân số. Qua bài viết trên hy vọng bạn có cái nhìn bao quát hơn là GDP là gì.
Thanh Tâm – Chợ giá
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.