Du học sinh Trung Quốc ở nước ngoài chật vật với học phí khi nền kinh tế đang trên đà suy thoái

Comment: 1

Hai năm trước, vào thời điểm Michael Bai (So Bai) rời Trung Quốc để du học ở Scotland, gia đình anh đang đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh từ khách sạn, truyền thông đến bất động sản ở Thâm Quyến.

Sau khi Bai kết thúc kỳ thi trong học kỳ đầu tiên, cha anh đã báo tới một tin xấu: Công tỷ của cha phá sản. Gia đình anh cũng như hằng hà sa số gia đình khác đều là nạn nhân của nền kinh tế trì trệ và giá bất động sản giảm mạnh.

So Bai, 21 tuổi, bắt đầu đi giao hàng tạp hóa, rửa bát và phục vụ bàn để có thể tiếp tục theo học tại Đại học Glasgow. Bai còn đùa rằng: “Không có nhà hàng Trung Quốc nào ở thành phố này mà tôi chưa từng làm việc.”

Nhiều sinh viên Trung Quốc ra nước ngoài du học vỡ mộng

 

Trải nghiệm của Bai ngày càng phổ biến trong tầng lớp trung lưu Trung Quốc đang cho con đi du học. Họ tin rằng việc học đại học hoặc trung học ở nước ngoài sẽ mang lại tương lai sáng lạn hơn cho con cái của mình.

Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, năm 2019 có hơn 700.000 sinh viên nước này học tập và làm việc tại nước ngoài, gấp khoảng 18 lần so với năm 2000. Đối với nhiều người, khoản học phí cách đây vài năm tưởng chừng như chỉ nằm trong tầm tay thì nay đã vượt quá khả năng chi trả.

Phong trào sinh viên Trung Quốc ra nước ngoài học tập

​Trong vài thập kỷ đầu tiên sau khi những cải cách của Đặng Tiểu Bình bắt đầu giúp Trung Quốc mở cửa, đại đa số những sinh viên mạo hiểm ra nước ngoài đều thuộc top những siêu sao học bá nhờ học bổng hoặc xuất thân từ các gia đình siêu giàu có.

Nhưng qua thời gian, khi sự phát triển nhanh chóng nâng tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của Trung Quốc từ dưới 1.150 USD năm 2002 lên khoảng 12.740 USD vào năm 2022, ngày càng nhiều phụ huynh bắt đầu trao cho con cái họ cơ hội học tập tại một trường đại học quốc tế. Mabel Lu Miao, tổng thư ký của Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, một tổ chức tư vấn ở Bắc Kinh, cho biết: “Bằng cách bán bất động sản, các gia đình trung lưu hiện nay đã có thể dễ dàng gửi con cái ra nước ngoài để học tập”.

Trung tâm này cho biết hơn 9 trong số 10 sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài trong thập kỷ qua đều dựa vào nguồn tài chính gia đình thay vì phụ thuộc vào học bổng.

Nhưng do 70% tài sản hộ gia đình gắn liền với bất động sản, cuộc khủng hoảng tài chính ở Trung Quốc đồng nghĩa với việc nhiều người trong số đó phải xoay xở một cách bất ngờ. Những vấn đề đó càng trở nên trầm trọng hơn khi các tập đoàn đa quốc gia chuyển công việc ra khỏi thị trường Trung Quốc và các công ty địa phương cắt giảm hàng chục nghìn việc làm.

Ngày nay, những du học sinh như So Bai có đa dạng lựa chọn trong công việc hơn so với các thế hệ người di cư từ Trung Quốc trước đây.

Một số người đang đặt câu hỏi về giá trị của giáo dục ở nước ngoài. Cheersyou, một công ty tư vấn giáo dục ở New York, cho biết nguồn tài trợ hiếm khi là vấn đề tại thời điểm trước đại dịch. Tuy nhiên 10% sinh viên Trung Quốc mà công ty này tư vấn gần đây đã thay đổi kế hoạch du học vì lí do thiếu sinh hoạt phí.

Biểu đồ số liệu sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài


Emily Xiong, người đang theo học các lớp dự bị ở thành phố Birmingham của Anh với hy vọng lấy được tấm bằng đại học ở nước ngoài, cho biết: “Chắc chắn là tôi muốn tiếp tục học ở nước ngoài”. “Nhưng nếu bố mẹ tôi không thể trả học phí thì tôi cũng không thể nào cáng đáng chi phí được.”

Ở Mỹ, nơi học phí có xu hướng cao hơn nhiều so với ở châu Âu, thực sự là môi trường khó khăn đối với những người phải tự chi trả.

Li Lin, người bắt đầu theo học tại Đại học Oakland ở Michigan vào năm 2015, cho biết cha mẹ cô bắt đầu gửi ít tiền hơn mỗi tháng sau khi đại dịch ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh spa và massage của họ ở nước nhà.

Cô biết mình không thể yêu cầu nhà trường hỗ trợ tài chính vì rất ít sinh viên quốc tế đủ điều kiện nhận học bổng ở Mỹ.

2000x1334 1
Nhiều sinh viên Trung Quốc nước ngoài chật vật mưu sinh để hoàn thành hết chương trình học

 

Bằng cách trông trẻ, dạy kèm và vay mượn từ bạn bè, cô đã hoàn thành được tấm bằng vào năm 2021.

Hiện cô đang là nhà phân tích tài chính ở Michigan và có thể gửi về nhà 1.000 USD trở lên mỗi tháng để giúp đỡ bố mẹ mình. Mặc dù vậy theo Li Lin, cô sẽ không bao giờ rời khỏi Trung Quốc nếu biết tương lai sẽ chông gai và vất vả như này.

Các nhà kinh tế cho rằng hoàn cảnh khó khăn của những sinh viên như vậy làm nổi bật tính chất dễ bị tổn thương của tầng lớp trung lưu Trung Quốc, những người không có nhiều chỗ dựa một khi nền kinh tế suy thoái.

Sự tăng trưởng nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây khiến nhiều gia đình ảo tưởng về sự an toàn tài chính, trong khi lại thiếu những tài sản đa dạng như những người thực sự giàu có.

Yasheng Huang, giáo sư kinh tế và quản lý tại Viện Công nghệ Massachusetts, cho biết: “Người giàu có rất nhiều thứ để dựa vào, còn người nghèo về cơ bản chỉ dựa vào những nhu cầu cơ bản”. “Phần nhạy cảm nhất của nền kinh tế của bất kì quốc gia nào chính là tầng lớp trung lưu.”

 

Quang Toàn

5/5 - (1 bình chọn)