Đồng nhân dân tệ vượt Euro trở thành loại tiền tệ thứ 2 trong BXH toàn cầu

Phản hồi: 1

Đồng Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc đã vượt qua đồng euro (EUR) để trở thành đồng tiền được sử dụng nhiều thứ hai trên thế giới trong thương mại toàn cầu. Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) nhấn mạnh sự thay đổi này, cho thấy tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của các loại tiền tệ Châu Á trong hệ thống tiền tệ trên toàn thế giới. Chợ Giá cập nhật và gửi bạn đọc tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay 21/11/2023

CNY vượt EUR, đứng thứ 2 trong BXH tiền tệ toàn cầu

Theo Reuters, các công ty trên toàn cầu đang có xu hướng dịch chuyển dần sang thị trường nợ của Trung Quốc: phát hành số lượng trái phiếu bằng đồng Nhân dân tệ với số lượng kỷ lục và vay mượn rất nhiều từ các ngân hàng Trung Quốc.

Động thái này nhằm mục đích tận dụng lãi suất thấp ở Trung Quốc, thay vì phải trang trải chi phí vay vốn ngày càng tăng từ các ngân hàng phương Tây. Sự gia tăng vay mượn từ các ngân hàng Trung Quốc đã đẩy đồng Nhân dân tệ vượt qua đồng Euro trở thành đồng tiền được sử dụng nhiều thứ 2 trong thương mại toàn cầu – phù hợp với tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Bắc Kinh.

C5GGS2t9rdGDJMRjnZ tAEZwKCc4BhHwf1XG9Qt7g8s0F2opBuMn3 m9Prcx9JiFsRnKbMf1LEmCVCJ0AgHxvYeAoJYsNH

Theo dữ liệu từ SWIFT cung cấp, tỷ trọng của đồng CNY trong thanh toán quốc tế đã tăng vọt, đạt 5,8% trong tháng 9. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng này là do các công ty toàn cầu tận dụng các cơ hội trên thị trường tài chính Trung Quốc, đặc biệt thông qua trái phiếu ‘Panda’ và trái phiếu ‘Dimsum’ bằng đồng nhân dân tệ. Ngược lại, tỷ trọng của đồng Euro trong các giao dịch toàn cầu lại giảm, khiến nó chỉ đứng thứ ba trong bảng xếp hạng tiền tệ toàn cầu, dưới đồng nhân dân tệ và đồng đô la Mỹ.

Trái phiếu Dimsum là một thuật ngữ tiếng lóng miêu tả trái phiếu có mệnh giá bằng đồng Nhân dân tệ Trung Quốc và được phát hành tại Hongkong. Trái phiếu Dimsum rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài muốn tiếp xúc với tài sản bằng đồng Nhân dân tệ, nhưng bị hạn chế bởi sự kiểm soát vốn của Trung Quốc với những khoản đầu tư vào các công cụ nợ Trung Quốc.

Trái phiếu Panda là công cụ nợ bằng đồng Nhân dân tệ được phát hành tại Trung Quốc. Thị trường trái phiếu Panda được sử dụng như một nền tảng huy động vốn cho các công ty nước ngoài nhắm vào các nhà đầu tư trong nước và do đó, các nhà đầu tư trong nước là người mua chính của các trái phiếu này. Ngược lại, thị trường trái phiếu Dimsum lại bị chi phối bởi các nhà đầu tư quốc tế.

Một ví dụ gần đây minh hoạ sức mạnh tài chính ngày càng tăng của Trung Quốc là: Ngân hàng Quốc gia Canada đã huy động được 1 tỷ CNY (tương đương 138,6 triệu USD) vào tháng 10 thông qua trái phiếu panda kỳ hạn 3 năm với lãi suất 3,2%, thấp hơn đáng kể so với lãi suất trong nước. Xu hướng này là dấu hiệu cho thấy sự mở rộng của Trung Quốc trong bối cảnh tài chính toàn cầu.

Mặc dù Nhân dân tệ đã lên ngôi, các nhà phân tích cảnh báo rằng quá trình quốc tế hóa nó có thể mất thời gian. Việc sử dụng và lưu thông số tiền thu được từ trái phiếu nhân dân tệ tại quốc tế vẫn còn hạn chế, thường tập trung vào các doanh nghiệp hoạt động tại Trung Quốc. Các công ty như Tập đoàn Volkswagen và Tập đoàn Mercedes-Benz đã tuyên bố ý định sử dụng chủ yếu số tiền thu được từ trái phiếu Panda  cho hoạt động của họ tại Trung Quốc. Việc sử dụng đồng Nhân dân tệ trên toàn cầu trong thương mại và tài chính hiện chỉ giới hạn ở các quốc gia liên kết với sáng kiến’ Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc, đồng thời áp dụng hạn chế ở các quốc gia có liên kết địa chính trị với Mỹ.

Sự trỗi dậy của nhân dân tệ và sự thay đổi chiến lược trong thực tiễn vay nợ toàn cầu phản ánh bản chất năng động của tài chính quốc tế, nhấn mạnh sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc và sự phát triển của các ưu tiên của các tập đoàn toàn cầu trong bối cảnh kinh tế đang thay đổi.

Biểu đồ tỷ giá USD/CNY

Sự trỗi dậy của CNY là thách thức đối với EUR nhưng không phá vỡ được sự thống trị của USD, do đồng Đô la Mỹ đã ảnh hưởng sâu rộng đến ‘gốc rễ’ hoạt động tài chính toàn cầu. Các yếu tố như nỗ lực quốc tế hóa nhân dân tệ của Trung Quốc, căng thẳng địa chính trị, sự chuyển đổi trong sức mạnh kinh tế toàn cầu và sự đa dạng hóa dự trữ ngoại hối của các quốc gia góp phần thay đổi bối cảnh tiền tệ quốc tế.


Giá Nhân dân tệ – CNY chợ đen hôm nay 21/11

Giá CNY chợ đen hôm nay

Giá 1 CNY chợ đen: VND
Giá CNY trung bình: VND
Giá cập nhật lúc 05:45:32 27/07/2024

Bảng giá nhân dân tệ hôm nay 21/11/2023 của các ngân hàng Việt Nam

Ngân hàng Mua vào Bán ra Chuyển khoản
vietcombank 3.426,83 3.573,05 3.461,44
bidv - 3.583 3.455
- 3.559 3.417
hdbank - 3.632 3.419
indovinabank - 3.783 3.475
kienlongbank - - -
lienvietpostbank - - 3.344
mbbank - 3.566,05 3.448,96
msb 3.359 3.616 3.359
ocb - - -
publicbank - - 3.429
sacombank - - 3.453,5
saigonbank - - 3.420
shb - 3.553 3.458
techcombank - 3.600 3.358
tpb - 3.529 -
vietinbank - 3.560 3.420

Bạn thấy bài viết này thế nào?