Đại lý bán lẻ xăng dầu được quyền mua hàng từ nhiều nguồn?

Phản hồi: 1

Bộ Công thương đang nghiêng về đề xuất Đại lý bán lẻ xăng dầu được quyền mua hàng từ tối đa 3 nguồn thay vì 1 nguồn như quy định hiện hành.

Theo thông tin mới nhất, Bộ Công thương đang sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định 95 (ngày 1/11/2021) cũng như Nghị định 83 (ngày 3/9/2014) về kinh doanh xăng dầu. Trong lần sửa đổi và bố sung này có một số thông tin nhận được sự quan tâm như sau:

Đại lý bán lẻ xăng dầu được nhập hàng từ nhiều nguồn?

dai ly ban le xang dau duoc nhap hang tu nhieu nguon
Cửa hàng kinh doanh bị bóp nghẹt chiết khấu, bán lỗ do hạn chế nhập hàng từ 1 nguồn duy nhất

Trong lần sửa đổi và bố sung này, Bộ Công thương đang nghiêng về đề xuất đại lý bán lẻ xăng dầu được nhập hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Cụ thể: Các đại lý, cơ sở, cửa hàng kinh doanh xăng dầu sẽ được mua xăng dầu tối đa 3 nguồn, thay vì 1 nguồn như trước đây.

Các nhà phân tích nhận định, nếu quy định này được thực thi sẽ giúp đa dạng nguồn cung, đảm bảo nguồn cung và ổn định thị trường xăng dầu trong nước. Từ đó giải quyết được vấn đề các cửa hàng kinh doanh bị bóp nghẹt chiết khấu, bán lỗ như thời gian gần đây.

Ngoài ra, khi đại lý bán lẻ xăng dầu được quyền mua từ nhiều nguồn thì giá chiết khấu sẽ được thỏa thuận phù hợp diễn biến giá xăng dầu thế giới và trong nước.


Doanh nghiệp sẽ tự quyết định giá xăng dầu?

Tại dự thảo về sửa đổi Nghị định kinh doanh xăng dầu, Bộ Công thương đã đề xuất 2 phương án.

doanh nghiep se tu quyet dinh gia xang dau

  • Phương án 1: Sẽ giữ nguyên công thức giá cơ sở như quy định hiện hành.

Theo đó, giá xăng dầu niêm yết sẽ là mức giá tối đa do Nhà nước công bố định kỳ dựa trên công thức giá xăng dầu cơ sở. Giá xăng dầu cơ sở được tính toán dựa trên các chi phí thực tế như phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam, phí đưa xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước về cảng, phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức,…

Tuy nhiên theo phương án này thì ngoài các chi phí trên, Bộ Công thương sẽ bổ sung một số chi phí thực tế phát sinh của doanh nghiệp. Ngoài ra sẽ sửa đổi quy định về phương thức và tần suất xác định các chi phí theo hướng rút ngắn thời gian điều chỉnh chi phí từ 6 tháng xuống 3 tháng…

  • Phương án 2: Các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tự xác định và công bố giá bán lẻ của doanh nghiệp.

Theo đó, Nhà nước sẽ chỉ công bố các yếu tố cấu thành giá gồm giá thế giới (giá Platt’s Singapore), các loại thuế thu vào ngân sách Nhà nước, mức trích lập, chỉ sử dụng Quỹ bình ổn giá (đồng thời quy định cụ thể nguyên tắc vận hành của công cụ Quỹ bình ổn giá). Các thông tin này có tác dụng định hướng cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tính và quyết định giá bán lẻ xăng dầu cụ thể.

Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ báo cáo cho Bộ Công thương, Bộ Tài chính khi có thay đổi về giá để giám sát.

Cả 2 phương án đưa ra đều có các ưu và nhược điểm khác nhau. Theo thông tin mới nhất, khi Bộ Công thương trưng cầu ý kiến thì đa số đơn vị đều cho rằng phương án 1 là có ưu điểm hơn khi có thể kiểm soát được nguồn cung và giá bán trong nước. Hiện tại Bộ Công thương cũng nghiêng về phương án này.

Thanh Tâm – Chợ giá

5/5 - (2 bình chọn)