Chính thức cấm ngân hàng bán ‘ép’ khách mua bảo hiểm từ ngày 01/07/2024

Phản hồi: 1

Chợ giá – Sáng ngày 18/01/2024, tại Kỳ họp bất thường thứ 5, Quốc hội khoá XV đã biểu quyết thông qua Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Theo đó, một nội dung mới đáng chú ý đó là chính thức cấm ngân hàng bán bảo hiểm kèm dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.

Cấm ngân hàng ép khách mua bảo hiểm theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Cụ thể, tại khoản 5 Điều 5 Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có quy định như sau:

‘Hành vi bị nghiêm cấm

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.’

Như vậy, từ khi Luật Các tổ chức tín dụng mới được thông qua thì chính thức cấm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.

Đây là tình trạng khá phổ biến thời gian qua. Theo các chuyên gia, nội dung sửa đổi này là điểm rất tiến bộ so với với luật cũ.

Theo số liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm, năm 2016, tỷ lệ bảo hiểm phân phối qua kênh ngân hàng mới chỉ là 5%. Nhưng đến năm 2022, doanh số khai thác mới qua kênh ngân hàng đã lên tới 46%. Việc giải ngân vốn gắn liền với hợp đồng bảo hiểm đã bộc lộ nhiều bất cập trong năm 2023.

Bộ phận phân tích Chứng khoán MB (MBS Research) đánh giá, khi Luật Các TCTD (sửa đổi) được thông qua, hoạt động bancassurance sẽ được quản lý chặt chẽ hơn sẽ khiến tốc độ tăng trưởng thu nhập từ bancassurance của các ngân hàng chậm lại so với giai đoạn 2019-2021. Cụ thể, nhóm phân tích dự báo, lợi nhuận từ phí bảo hiểm trong năm 2023 có thể giảm 10-15% so với năm trước.


KoKbFCYBE0H1CcMT pFGs6aj1BosnhgDq45N6 gnlOg8V1NmbKsiZA5BdFpGJT4CEduPVwCUiRAEbLtevRsWkGBa JYkY2IEAUGr6tHpFEh89fLb8i4syYYDbwmQdfAAMmXLOy3nMXuuYIk5=s800
Ảnh: Giao dịch viên tư vấn các sản phẩm tài chính cho khách hàng

Về hiệu lực thi hành, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đề xuất chỉnh lý quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 209 về hiệu lực thi hành của dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) như sau:

“1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2024, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.”

Như vậy, nếu không có gì thay đổi thì quy định cấm Ngân hàng chèo kéo khách mua bảo hiểm theo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) mới nhất sẽ có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 07 năm 2024.

Cần quy  cụ thể hơn nữa

Theo các chuyên gia, nội dung sửa đổi của Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng mới đã rất tiến bộ, những vẫn chưa tạo ra khuôn khổ đầy đủ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ví dụ, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) vẫn cho phép NH thương mại trong nước được hoạt động đại lý bảo hiểm, nếu phù hợp với quy định của NH Nhà nước về hoạt động đại lý bảo hiểm. Thế nên, nếu công tác kiểm tra, giám sát không được thực hiện tốt, tình trạng người dân vay vốn NH bị “ép” mua bảo hiểm vẫn chưa chấm dứt, hoặc ‘ép’ mua dưới hình thức khác. Hay về mặt tổ chức/cá nhân thanh tra giám sát hoạt động của Ngân hàng cần được quy định cụ thể hơn.

Các chuyên gia kỳ vọng rằng Luật mới sửa đổi sẽ tạo nền móng, còn việc đưa Luật vào thực tiễn đời sống phụ thuộc vào các Nghị định và Thông tư hướng dẫn.

5/5 - (1 bình chọn)