Chợ giá – Brexit được khởi xướng từ năm 2016 khi nước Anh thực hiện cuộc trưng cầu dân ý muốn rời khỏi liên minh châu Âu. Vậy thực sự Brexit là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lợi ích và bất lợi khi cuộc rời khỏi này diễn ra.
Brexit là gì?
‘Brexit’ là từ được đặt cho việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, Brexit là từ ghép của ‘Britain’ và ‘exit’. Thỏa thuận Brexit trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn trưng cầu dân ý
Trưng cầu dân ý là việc cả nước tiến hành một cuộc bỏ phiếu trực tiếp, tất cả cử tri cả nước được yêu cầu bỏ phiếu của mình cho một quyết định của đất nước – phiếu bác bỏ hoặc đồng ý.
Vào ngày 23 tháng 6 năm 2016, Vương quốc Anh đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc có nên tiếp tục là thành viên của EU không. Câu hỏi mà các cử tri phải trả lời là: “Vương quốc Anh nên tiếp tục là thành viên của Liên minh châu Âu hay rời khỏi Liên minh châu Âu?” 51,89% cử tri đã bỏ phiếu rời EU. Vương quốc Anh rời EU vào ngày 31 tháng 1 năm 2020.
Giai đoạn chuyển giao
Cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, một giai đoạn chuyển tiếp đã được thực hiện. Trước thời gian đó không có gì thay đổi tại Anh, đất nước này tiếp tục tuân thủ tất cả các luật, chính sách và quy tắc của EU. Các cuộc đàm phán cũng đã được tổ chức để thảo luận về mối quan hệ mới giữa Anh và EU trong thời gian tới.
Mối quan hệ mới
Vào ngày 24 tháng 12 năm 2020, các nhà đàm phán của EU và Vương quốc Anh đã đạt được thỏa thuận về mối quan hệ mới của hai bên. EU và Anh đã đưa ra các điều khoản trong thỏa thuận Brexit này, bao gồm:
- Hiệp định Thương mại và Hợp tác
- Thỏa thuận Bảo mật Thông tin
- Thỏa thuận hợp tác hạt nhân.
Vào ngày 1 tháng 1 năm 2021, các quy tắc đặt ra trong các hiệp định này sẽ có hiệu lực.
Brexit và những trường phái đối nghịch
Tiến trình Brexit bắt đầu khi Vương quốc Anh (Anh) bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016. Brexit đã gây ra 2 luống ý kiến trái chiều tại nước Anh khi đó.
Brexit không nên xảy ra
Có một bộ phận người dân không ủng hộ Brexit và tiếp tục ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ với EU, cho dù có rời EU hay không.
Nếu trở thành một phần của liên minh EU rộng lớn thì nước Anh sẽ có an ninh tốt hơn, thương mại quốc tế cũng thuận lợi hơn khi có tư cách là một thành viên EU.
Brexit nên diễn ra
Tỷ lệ người dân đồng ý việc rời bỏ EU chỉ nhích hơn chưa tới 2% so với tỷ lệ người không đồng ý. Tuy đã thành công với chiến dịch Brexit nhưng những đàm phán thỏa thuận với EU diễn ra khá khó khăn.
Những lý do để Anh rời EU được trường phái Brexit đưa ra là quyền kiểm soát nhiều hơn với các vấn đề đối ngoại, có chủ quyền quốc gia lớn hơn, đặc biệt có tiềm năng khi hợp tác làm ăn với các quốc gia như Mỹ.
Brexit có những lợi ích và bất lợi nào với Anh?
Sau đây là những lợi ích và bất lợi khi thực hiện Brexit là nước Anh
Lợi ích khi không thực hiện Brexit
Anh có nhiều lợi ích khi vẫn duy trì là thành viên của EU, gồm có:
- Đối ngoại: Là một phần của liên minh châu Âu, Anh có thể có tiếng nói hơn trong các vấn đề quốc tế, với tư cách là thành viên EU
- Chủ quyền: Anh vẫn có thể từ chối một số chính sách của EU, chẳng hạn như việc áp đặt đồng tiền chung EURO, với tư cách là một thành viên trong nhóm này. Hơn nữa, các thỏa thuận hạn ngạch người nhập cư, di cư vào Anh cũng được thực thi.
- Bảo an: Liên minh châu Âu có thể giúp Anh giải quyết các mối đe dọa về an ninh, bao gồm các nhóm khủng bố cực đoan và tội phạm xuyên biên giới.
- Thương mại: Với tư cách là thành viên EU, Anh có thể tiếp cận thị trường chung châu Âu, thị trường vô cùng có giá trị đối với ngành thương mại. Hàng hóa, dịch vụ dễ dàng vận chuyển đi giữa các nước, người dân cũng dễ di chuyển từ nước này sang nước khác.
- Kinh tế: Thương mại tự do trong các nước EU làm giảm các rào cản kinh tế và tạo điều kiện cho nhiều công ty phát triển.
- Việc làm: Hàng triệu người Anh đang làm việc ở các nước thuộc EU có thể bị mất việc nếu Brexit diễn ra. Một số lĩnh vực như điều dưỡng và sản xuất có thể gặp phải tình trạng sụt giảm lao động có tay nghề cao.
- Giá cả hàng tiêu dùng: Trung bình một người ở Anh tiết kiệm hàng trăm đô la mỗi năm nhờ giá cả hàng hóa và dịch vụ giảm khi ở liên minh EU.
Lợi ích khi thực hiện Brexit
Khi rời khỏi liên minh EU sau hàng chục năm, Anh có thể có những lợi ích sau:
- Đối ngoại: Việc tiếp tục trở thành thành viên EU sẽ hạn chế ảnh hưởng quốc tế của Anh, làm mất đi một ghế độc lập tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
- Chủ quyền: Anh sẽ có nhiều quyền kiểm soát hơn khi thực hiện các quy định luật pháp của nước mình, mà không bị áp đặt các chính sách của liên minh châu Âu một cách ép buộc
- Bảo an: Một số người cho rằng an ninh nội địa của Anh có thể an toàn hơn từ việc kiểm soát toàn bộ biên giới thay vì mở cửa biên giới như trước đây.
- Thương mại: Việc trở thành thành viên của EU khiến Anh không tận dụng hoàn toàn thương mại với các nền kinh tế lớn khác như Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ.
- Kinh tế: liên minh EU buộc Anh phải kinh doanh khi đảm bảo các quy định chung, khiến các công ty nhỏ ở Anh bị cấm kinh doanh.
- Việc làm: Các hiệp định thương mại toàn cầu được cải thiện và nhập cư có chọn lọc sẽ tác động tích cực đến thị trường việc làm của Anh.
- Giá cả hàng tiêu dùng: Các khoản đóng thuế VAT của EU và các chính sách trợ cấp nông nghiệp khiến người tiêu dùng Anh tiêu tốn hàng trăm bảng Anh mỗi năm.
Kết luận
Bài viết đã phần nào mở mang kiến thức cho bạn về Brexit là gì và những lý do đằng sau khiến người dân ủng hộ và không ủng hộ việc thực hiện Brexit.
Thanh Tâm – Chợ giá
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.