Từ ngày 01/12, giao dịch từ 400 triệu đồng phải báo cáo NHNN

Phản hồi: 1

Chợ giá – Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính và các tổ chức, cá nhân liên quan sẽ phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước khi phát sinh giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên. Đây là nội dung trong quyết định 11/2023 của Thủ tướng Chính phủ, sẽ được triển khai kể từ ngày 01/12/2023. Quyết định này được đánh giá là phù hợp với bối cảnh kinh tế-xã hội hiện đại, chống rửa tiền mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Giá trị giao dịch từ 400 triệu đồng phải báo cáo NHNN

Theo Quyết định 11/2023 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 01/12, các giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (NHNN).  Trước đó, mức giao dịch phải báo cáo là từ 300 triệu đồng, theo Quyết định 20/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Có sự thay đổi này là do Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.

mOfWktRTErUC97uUSJ APIb0SIq1zK8kDb0Sc9Yv7RzP 4PvyRKaIIggHDZ8Ofk7aRctqUTsfPpIROQk6ZXCAzWSezJcELRUiQcoFd laobIzyaYeYu0m3YkulfAMFc
Ảnh minh hoạ: Giao dịch giá trị lớn phải báo cáo NHNN

Đối tượng phải báo cáo là tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan quy định tại khoản 1, 2 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022.

Danh sách các đối tượng này bao gồm:

  • Tổ chức tài chính được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây: Nhận tiền gửi; Cho vay; Cho thuê tài chính; Dịch vụ thanh toán; Dịch vụ trung gian thanh toán; Phát hành công cụ chuyển nhượng, thẻ ngân hàng, lệnh chuyển tiền; Bảo lãnh ngân hàng, cam kết tài chính; Cung ứng dịch vụ ngoại hối, các công cụ tiền tệ trên thị trường tiền tệ; Môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán; Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ; Đổi tiền.
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây: Kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược; Kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản; Kinh doanh kim khí quý, đá quý; Kinh doanh dịch vụ kế toán; cung cấp dịch vụ công chứng; cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; Cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý.

Trách nhiệm của các đối tượng có trong danh sách: Các đối tượng báo cáo có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Bao gồm:


  • Đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố.
  • Áp dụng các biện pháp kiểm soát khách hàng, bao gồm:
  • Xác minh khách hàng, bao gồm cả xác minh danh tính, nguồn gốc tài sản.
  • Theo dõi giao dịch.
  • Báo cáo giao dịch đáng ngờ.
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố

Nâng giá trị giao dịch phải báo cáo NHNN lên 400 triệu là phù hợp

Mục đích của quy định này là nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền. Rửa tiền là một hoạt động tội phạm nghiêm trọng, có thể gây ra những hậu quả to lớn cho xã hội. Việc mức giá trị giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố, tội phạm ma túy, tham nhũng,… Ngoài ra, mức giá trị này được ‘nới lỏng’ hơn so với quy định trước đây, khiến hoạt động của doanh nghiệp không bị gián đoạn.

2to47ILv aEVOHOYocGdXgCft0PTEurus5RXjQsIIquDHGOLWGY64RnklIcUSCjkV IhYv60QRzxpvOs3vp8Z3Fm52vfa4qf 6mvHNRusH CkbHdcLl MdV0GDbVI1mqsnJKwjC7Rt31vv6O=s800
Nâng mức giá trị giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo từ 300 triệu lên 400 triệu góp phần phòng chống tội phạm rửa tiền

Khảo sát ý kiến của các chuyên gia kinh tế, phần đông đều thấy con số 400 triệu là phù hợp.

TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV; Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – tiền tệ Quốc gia và Ủy viên Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (VNCPEC) cho biết “Trước khi Luật được thông qua, con số nào là phù hợp đã được đưa ra bàn thảo rất kỹ càng. Bây giờ đã có hướng dẫn cụ thể thì chuẩn bị áp dụng thôi”

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM cũng đánh giá việc Quyết định 11/2023/QĐ-TTg có hiệu lực là theo đúng định hướng. Theo ông Châu, xét về ngành bất động sản (ngành hay phát sinh giao dịch giá trị lớn), có rủi ro lớn về rửa tiền nên cần có quy định kiểm soát, nhưng khi quyết định thay đổi giá trị giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên mới phải báo Ngân hàng Nhà nước không hề ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp ngành này.

Tổng kết lại, việc nâng mức giá trị giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo từ 300 triệu lên 400 triệu đồng được đánh giá là một thay đổi tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam.