Dự án “Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững cho hồ tiêu Việt Nam”

Phản hồi: 1

CHỢ GIÁ – Ngày 22/6, Ban chỉ đạo Chương trình cảnh quan bền vững tỉnh Đắk Lắk đã có buổi làm việc với Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam về dự án “Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững cho hồ tiêu Việt Nam”.

Dự án này sẽ được thực hiện tại 3 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai) cho khoảng 10.000 nông dân trong giai đoạn 2021 – 2023 do IDH, Hiệp hội Gia vị Châu Âu và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam thực hiện.

Dự án được thực hiện với mục tiêu nâng cao năng lực trong chuỗi cung ứng hồ tiêu, đáp ứng nhu cầu của thị trường Châu Âu và Châu Mỹ; Tăng cường kiểm soát, giám sát hóa chất nông nghiệp trong chuỗi cung ứng hồ tiêu; Cải thiện khả năng tiếp cận thị trường cho những người trồng tiêu bền vững quy mô vừa và nhỏ và thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp canh tác nông nghiệp bền vững, mở rộng nguồn cung cấp hạt tiêu để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Dự án "Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững cho hồ tiêu Việt Nam"
Dự án “Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững cho hồ tiêu Việt Nam”.

Trong giai đoạn 2021 – 2023, dự án sẽ được triểu khai cho hơn 10.000 nông dân, tăng 15% sản lượng tiêu đạt mức dư lượng; 100% cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật cam kết tăng thu nhập cho nông dân với mức 15%, giảm 15% lượng nước tưới để tăng cường bảo vệ môi trường. Sự hỗ trợ của EU và các doanh nghiệp đã đồng hành cùng chương trình cảnh quan bền vững tại tỉnh Đắk Lắk được ông Y Giang Gry Niê Knơng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đánh giá cao.

Đồng thời, ông Y Giang Gry Niê Knơng nhấn mạnh, trong thời gian tới sẽ huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện chương trình, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp liên kết giúp nông dân sản xuất bền vững, tổ chức thu mua sản phẩm cho người dân, đóng góp thiết thực vào thành công của chương trình và giúp tỉnh xây dựng “Vùng nguyên liệu bền vững quy mô lớn tỉnh Đắk Lắk” vào năm 2025.

Nhu cầu của người tiêu dùng đối với hạt tiêu EU sẽ tăng vào năm 2022 và những lợi ích từ hiệp định EVFTA sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hạt tiêu Việt Nam gia tăng thị phần tại thị trường này. Theo các chuyên gia, nhu cầu ngày càng tăng tại Mỹ và EU cũng như xu hướng phục hồi của thị trường Trung Quốc sẽ góp phần thúc đẩy giá tiêu phục hồi nhanh chóng bởi Mỹ và EU là hai thị trường nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của nước ta và đó cũng là mặt hàng khan hiếm trong số các sản phẩm nông nghiệp, chiếm tỷ trọng tuyệt đối ở Mỹ và EU.
 
Ngoài ra, hai thị trường này đều đặn tăng nhập khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp cho thấy ngành hồ tiêu Việt Nam có nhiều tiềm năng để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu sang Mỹ và EU trong thời gian tới. Về việc xuất khẩu hồ tiêu sang hai thị trường “khó tính” thế giới, cũng phần nào ghi nhận chất lượng hồ tiêu Việt Nam ngày càng tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường.
 
Thụy Trang – Chợ Giá