Tìm hiểu về token và Tokenomics trong blockchain

Phản hồi: 1

I. Tokenomics là gì?

Tokenomics gồm 02 từ “token” và “economics” hay còn được gọi là “crypto-economics”.

Tokenomics được định nghĩa là giá trị của token sẽ thuyết phục được nhà đầu tư/người sử dụng chấp thuận chúng và xây dựng hệ sinh thái xung quanh dự án mà token đó.

Nhưng bạn sẽ tự hỏi: “Chất lượng ở đây có nghĩa là gì?”

Tokenomics là gì

Chà đơn giản là bất cứ thứ gì tác động đến giá trị của token đều thuộc tokenomics. Có thể thấy tokenomics là một chủ thể khá rộng và bao gồm rất nhiều phần hợp thành.

Điều cơ bản là bản chất của tokenomics khác biệt như thế nào so với nền kinh tế công nghiệp truyền thống khi mang các đặc điểm:

– Phi tập trung

– Cần rất ít vốn để tăng trưởng

– Bảo mật đáng kể với các giao dịch

Nhưng Token là gì vậy?

Trong cuộc sống hàng ngày, token là những thứ hữu hình đại diện cho các giá trị vô hình như sự thật, cảm xúc, chất lượng… Cụ thể hơn bạn thậm chí có thể nói rằng dù đang cháy túi nhưng bạn vẫn có những token thực thụ, ví như thẻ tập gym của bạn đại diện cho sự thật rằng bạn đã đăng ký tập gym; bằng lái xe của bạn đại diện cho sự thật rằng bạn đã trải qua quá trình rèn luyện cần thiết để được phép lái xe; chìa khoá phòng khách sạn cho thấy bạn đã trả tiền thuê phòng. Tương tự như vậy, trong crypto, token đại diện cho “thứ gì đó” cụ thể trong hệ sinh thái cụ thể. Nó có thể là giá trị, tiền góp vốn, quyền bỏ phiếu… Lưu ý rằng token không bị giới hạn cho một vai trò cụ thể nào, và có thể thực hiện rất nhiều vai trò trong hệ sinh thái gốc của nó. Rộng hơn nữa, bạn có thể nói rằng token đại diện cho tài sản, lợi ích mà công ty có và chia sẻ cho các nhà đầu tư trong một vòng bán công khai. 

So sánh Token vs tiền mã hoá

Khác biệt lớn nhất là tiền mã hoá có blockchain của riêng mình, nơi token mã hoá được xây dựng trên một blockchain đang tồn tại. Hãy nhớ rằng tiền mã hoá được xây dựng với mục đích lợi ích về tiền tệ, trong khi đó rất nhiều token được tạo ra không nhằm đại diện cho tiền hoặc giá trị tiền tệ nào hết. 

Các loại tokens chúng ta có thể sử dụng nhằm phù hợp nhất với nhu cầu khả dĩ của mình

Chúng ta cần phải hiểu một vài nhóm nhằm phân biệt các loại token. Và vì đây là một chủ đề khá rộng nên tôi chỉ đề cập một vài token quan trọng.

1. Layer 1 vs Layer 2 token là gì ?

Layer 1 là lớp blockchain nền tảng chính. Nó chính là token cấp nguồn cho blockchain này hoạt động.

Layer 2 là các ứng dụng phi tập trung hay ICO, được xây dựng phía trên của Layer 1.

Ví dụ: Omisego là dự án được xây dựng trên nền tảng blockchain Ethereum. Tại đây Ethereum là Layer 1 và nó được cấp nguồn bởi Ether – Token của Layer 1.

Omisego là Layer 2 và nó được cấp nguồn bởi OMG – Token của Layer 2.

Ta có thể thấy chất lượng giải pháp của Layer 2 hoàn toàn phụ thuộc vào Layer 1. Nếu có gì đó xảy ra với blockchain Layer 1, ví dụ có bug hay bị hack, thì tổng thể của Layer 2 cũng bị ảnh hưởng. Trong khi có rất nhiều dự án đang cố gắng tách Layer 1 và Layer 2 độc lập nhất có thể nhưng nếu bạn nghĩ ở mức độ thực tiễn hơn thì sẽ thấy rằng dù thế nào đi chăng nữa sẽ là nói dối nếu cho rằng 2 lớp này không liên quan gì đến nhau.

Nếu ứng dụng Layer 2 đang hoạt động tốt thì nó sẽ được phản ánh tích cực lên Layer 1, do vậy rất nhiều các dự án Layer 1 cố gắng thu hút nhiều nhà phát triển đến với nền tảng của mình nhất có thể. Kết luận, chất lượng của Layer 2 càng cao thì giá trị của mạng lưới Layer 1 càng tăng.

2. Original chain và Forked chain token

Nhóm 2 là chủ yếu là về giao thức Layer 1 nhằm phân biệt xem giao thức là nguyên bản (original) hay đã bị chia tách (forked). Ví dụ, Bitcoin và Ethereum là chuỗi nguyên bản, trong khi đó Zcash, Bitcoin cash, Litecoin là chuỗi đã chia tách từ giao thức chính của bitcoin.

3. Utility và Security token

Bởi vì phần lớn ICO là các cơ hội đầu tư trong chính bản thân doanh nghiệp, đa số các token được cho là đủ tiêu chuẩn chứng khoán. Tuy nhiên nếu token không vượt qua được bài kiểm tra Howey, nó sẽ được phân loại là token tiện ích (utility token). Các token này đơn giản là chỉ cung cấp cho người dùng sản phẩm hoặc/và dịch vụ. Bạn có thể nghĩ tới chúng như là các token cửa ngõ. Nói rộng ra, token tiện ích có những tính chất sau:

– Cho người nắm giữ quyền sử dụng mạng lưới.

– Cho người nắm giữ quyền biểu quyết

– Bởi vì có giới hạn cận trên của tổng lượng token tối đa, giá trị của token có thể tăng do cân bằng cung – cầu.

Mặt khác, token mã hoá vượt qua bài kiểm tra Howey sẽ được coi là token chứng khoán. Chúng thường thu được giá trị từ tài sản bên ngoài, có thể giao dịch được và bởi những token này được coi là cổ phần, chúng phải tuân theo các quy định của luật chứng khoán liên bang. Và cuối cùng hãy nhớ rằng, nếu ICO không tuân theo các quy định thì họ có thể bị phạt.

4. Fungible and Non-fungible token

Nói rằng một token là có thể sử dụng thay thế được (fungible) có nghĩa rằng chúng có thể dễ dàng thay thế qua lại các đơn vị của hàng hoá này với các đơn vị khác cùng mặt hàng, ví dụ như bitcoin và ethereum

Mặt khác token không thể thay thế (Non-fungible) là độc nhất, và do đó không thể thay thế qua lại.

Thêm vào đó bạn cần phải hiểu rằng Tokenomics luôn tiến hoá với các cải tiến trong token, vậy cho nên sẽ có ngày càng nhiều các token với đặc tính tối ưu hơn. Những token này không nằm trong các nhóm ta vừa nêu và có thể dựa trên những yếu tố sau.

– Quyền: Token có thể trao cho người nắm giữ quyền tư hữu hoặc quyền tiếp cận

– Tính bền vững: Token vẫn ổn định khi đối mặt với việc kiểm duyệt hoặc tấn công

– Điều tiết: Token có thể dễ dàng được phân loại và điều tiết (nếu cần)

– Mục đích: Token được tạo ra nhằm phục vụ như một giá trị cốt lõi hoặc đại diện cho tài sản hiện hữu hoặc quyền tiếp cận.

– Nguồn cung: Giới hạn hoặc vô hạn

– Lưu lượng: Token có thể được vận hành tuyến tính (huỷ sau khi sử dụng) hoặc vẫn được giữ lại lưu thông.

– Thời gian: Token có thể có hoặc không có ngày hết hạn.

II. Điều gì khiến cho Tokenomics khác biệt?

Trong nền kinh tế hiện đại, các lực lượng kinh tế kiểm soát cuộc sống của chúng ta qua thời gian đều được dẫn dắt bởi một vài thể chế quan liêu tập trung. Với sự tiếp cận internet và công nghệ sổ cái phân tán, nguồn của rất nhiều loại bao gồm cả vốn tài chính, chuỗi cung ứng, thông tin,… giờ đây đã lưu thông trên những mạng lưới thông tin này. Tương tự như thế, sự phát triển trong blockchain cung cấp giải pháp an ninh và tin cậy cho nền kinh tế token hiện đại, để phản ánh thị trường tốt hơn, đóng vai trò là logic nền tảng trước kỷ nguyên công nghệ mới.

Một vài ứng dụng của nền kinh tế token như sau:

1. Hạch toán chi phí đầy đủ

Token có thể được mã hoá nhằm phản ánh đầy đủ chi phí kinh tế và xã hội khi hạch toán

2. Liên kết nhà sản xuất và người tiêu dùng tốt hơn

Token dựa trên nền tảng kinh tế có thể bỏ qua những doanh nghiệp lớn mà không phù hợp với giá trị của người dùng. Điều này có thể thực hiện bằng cách thay thế các tổ chức bằng mạng lưới blockchain dựa trên token, do đó người tiêu dùng và nhà sản xuất có thể tìm thấy nhau bằng các nhu cầu cụ thể và bỏ qua những nền tảng lớn hơn.

Về căn bản, đây là việc thay thế doanh nghiệp lớn bằng giải pháp dựa trên cộng đồng. Và do có giải pháp như vậy, khi mạng lưới mở rộng, lợi nhuận sẽ không chỉ rơi vào những nhà điều hành lớn, tập trung. Thay vào đó sẽ được phân phối khắp mạng lưới những người nắm giữ token.

3. Kế toán tam phân

Đây là phương thức nâng cao kế toán kép bằng cách đơn giản là mã hoá niêm phong tất cả những giao dịch với bên ngoài với một đối tượng thứ ba trong hệ thống. Đối tượng thứ ba này là blockchain, nơi mà sổ sách được đưa lên vừa là biên nhận, vừa là giao dịch. Nếu điều này được sử dụng tốt, nó có thể dễ dàng thay thế chi phí hành chính của các tổ chức kiểm toán phức tạp.

4. Các hệ thống phần thưởng

Với tokenomics được xây dựng dựa trên giao thức blockchain, mã hoá kỹ thuật số (Tokenization) sẽ trở thành một phần thưởng cho việc ngày càng gia tăng các lĩnh vực giao dịch. Điều này có nghĩa là tất cả nguồn giá trị đều có thể được mã hoá kỹ thuật số để xây dựng nền kinh tế vi mô gắn động lực của các cá nhân với sự tăng trưởng của hệ sinh thái.

III. Đầu tư vào tokenomics

Hiện nay có rất nhiều dự án đang tự gây quỹ cho mình thông qua ICO. Việc phát triển các công cụ để phân tích khả năng sinh lời của các cơ hội đầu tư ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà đầu tư. Đây là những yếu tố bạn có thể cân nhắc khi đánh giá một dự án token với tư cách là một nhà đầu tư:

  • Đội nhóm: Bạn phải kiểm tra giấy phép và tính tin cậy của đội nhóm đứng sau dự án.
  • Mô hình kinh doanh: Mô hình kinh doanh thiết thực ra sao, bởi tính phức tạp của token sẽ nâng cấp từ những cơ chế thanh toán đơn giản.
  • PR và làm thương hiệu: dự án có thể huy động cộng đồng ra sao.
  • Tính hợp pháp: tính pháp lý xung quanh token khá mơ hồ trong rất nhiều phạm vi quyền hạn, và do đó dự án cần một đội ngũ pháp lý tốt để đảm bảo vững chắc về mặt pháp luật.
  • Cấu trúc token: Các khía cạnh kỹ thuật của bản chất token.

 

Xem thêm: Shiba Inu (SHIB) là gì? Có nên đầu tư vào SHIBA INU ($SHIB) bây giờ không?

 
 
5/5 - (2 bình chọn)