Chợ giá – Tại sao Titan lại trở thành loại trang sức rất được ưa chuộng tại thị trường kim hoàn? Không những thế Titan còn được ứng dụng trong nhiều ngành khác như thể thao, y tế, quân sự. Qua bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Titan là gì và những công dụng của Titan trong cuộc sống.
Titan, còn gọi là Titanium, là một kim loại kỳ lạ sở hữu sự kết hợp độc đáo của các đặc tính cơ học, hóa học và vật lý. Titanium thường có giá tương đối cao và đòi hỏi những công cụ đặc biệt để chế. Bài viết này sẽ cung cấp một số khái niệm cơ bản về Titanium, nêu bật lợi ích của nó so với các kim loại khác và bàn về các ứng dụng phổ biến.
Titan là gì?
Titan là nguyên tố số 22 trong bảng tuần hoàn. Nó là một kim loại có màu bạc, được tìm thấy tự nhiên trên trái đất. Trên thực tế, Titan là nguyên tố thứ 9 trên trái đất. Nó thường được khai thác từ các khoáng chất khác nhau trong vỏ trái đất. Tuy nhiên, mãi đến cuối thế kỷ 18, Titan mới được giới khoa học phát hiện ra. Hơn nữa, phải đến thế kỷ 20, nó mới bắt đầu được sử dụng cho các mục đích công nghiệp.
Bạc titan là gì?
Bạc titan là hỗn hợp kim loại giữa bạc và titan. Có thể là bạc 925 hoặc là bạc 750. Do titan và bạc có màu sắc tương đồng nên thường được kết hợp trong chế tạo trang sức.
Chất liệu bạc titan có nhiều đặc điểm giúp cải thiện các hạn chế của bạc như bị đen, dễ bị ăn mòn thì titan. Đặc tính này làm cho trang sức bạc titan không bị ăn mòn trong tự nhiên. Mặt khác so với bạc thì trang sức làm từ bạc titan cho giá thành rẻ hơn nhiều nên rất được ưa chuộng.
>>> Xem ngay: Cập nhật giá bạc hôm nay tại đây!
Thành phần của Titanium là gì?
Vì Titanium là một nguyên tố trong bảng tuần hoàn chứ không phải là hợp kim, nên có thể tìm thấy Titan nguyên chất gần như 100%.
Tuy nhiên, thông thường, Titan thường kết hợp với các nguyên tố khác để nâng cao các tính chất vật lý và hóa học của nó. Có nhiều loại Titanium khác nhau được hòa trộn với các nguyên tố khác để sử dụng cho mục đích của con người.
Các ưu điểm nổi bật của chất liệu titan
Titan chủ yếu được biết đến với hai đặc tính: Chống ăn mòn và độ bền cao
Titan có khả năng chống ăn mòn tuyệt vời vì các phân tử oxy kết hợp với Titan để tạo thành các oxit Titan. Lớp oxit Titan này thụ động và khá bền, có nghĩa là nó sẽ không bong ra như rỉ sét trên thép và có thể chống lại các tấn công hóa học từ các chất như hợp chất clo.
Titanium cũng có tỷ lệ độ bền trên trọng lượng cao, có nghĩa là nó khá bền khi chỉ dùng một lượng nhỏ. Một số Titan có độ bền cao hơn đáng kể so với thép nhẹ nhưng chỉ với trọng lượng một nửa của thép.
Ứng dụng của Titan trong cuộc sống
Ngành công nghiệp chế tạo
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của Titan là trong ngành hàng không vũ trụ. Độ bền cao và trọng lượng tương đối nhẹ khiến nó trở thành kim loại được ưa chuộng để sử dụng trong máy bay và tên lửa.
Ngành công nghiệp hàng hải là một lĩnh vực khác thường cần dùng nhiều Titan để chế tạo do khả năng chống ăn mòn, đặc biệt là trong môi trường nước mặn. Rủi ro về tàu bị ăn mòn do clo là một mối quan tâm cho sự an toàn ngành hàng hải.
Khả năng kháng hóa chất tuyệt vời của Titan cũng là lý do tại sao nó được sử dụng trong các nhà máy chế biến hóa chất.
Ngoài ra, Titan kết hợp với sắt, nhôm, vanadi, niken, molypden và các kim loại khác để tạo ra các hợp kim hiệu suất cao. Động cơ phản lực, thiết bị quân sự, vòng bi, áo giáp và các sản phẩm công nghệ cao khác cần được làm bằng các hợp kim này.
Ngành trang sức kim hoàn
Titan là một kim loại quen thuộc. Nhiều người biết rằng nó được sử dụng trong đồ trang sức. Mặc dù không phổ biến như vàng hoặc bạc, nhưng Titanium đôi khi được sử dụng trong các loại trang sức khác nhau.
Titan có độ cứng vừa phải nhưng lại rất nhẹ giúp các bạn trẻ năng động sử dụng hàng ngày. Trang sức Titan được chế tác thành vòng tay, lắc chân đi làm, đi học vừa hiện đại trẻ trung, vừa không gây ảnh hưởng sức khỏe. Những người bị dị ứng với kim loại có thể an tâm khi đeo Titan vì tính chất bền và lành tính của nó.
Ngành y tế
Nhiều thiết bị y tế cũng sử dụng Titanium vì độ bền và khả năng chống ăn mòn của nó. Titan là một trong những kim loại tương thích sinh học nhất với cơ thể con người
Trên thực tế, người ta ước tính rằng chúng ta tiêu thụ khoảng 0,8mg Titanium mỗi mà cơ thể không bị hấp thụ. Ngoài ra, chất của nó rất giống với xương người, sẽ dễ dàng dính chặt vào xương mà vẫn an toàn.
Những sản phẩm y tế này dùng để sử dụng trong cấy ghép phẫu thuật, chẳng hạn như hông, khớp, cấy ghép nha khoa. Titan trong cơ thể người có thể chịu đựng hơn 20 năm mà không ảnh hưởng gì. Ngoài ra, Titan cũng trở thành sự lựa chọn hoàn hảo cho các dụng cụ phẫu thuật và các thiết bị y tế khác. Xe lăn làm từ Titanium có trọng lượng nhẹ nhất nhưng rất chắc chắn.
Titan trong các sản phẩm hàng ngày
Titan cứng như thép nhưng trọng lượng chỉ bằng một nửa của thép. Nó cứng gấp đôi nhôm nhưng chỉ nặng hơn khoảng 60% nhôm. Do đó, Titan xuất hiện trong nhiều đồ dùng hàng ngày như vợt tennis, kéo, khung xe đạp, điện thoại di động, máy tính xách tay,.. Bật mí Titan là kim loại được sử dụng trong thân của dòng PowerBook của Apple, giúp cho Macbook vừa nhẹ vừa cứng cáp.
Kết luận
Titan không phải là kim loại đắt bậc nhất như vàng, bạc nhưng lại có ứng dụng rất tốt trong nhiều ngành khác nhau. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn Titan là gì và có thêm nhiều lựa chọn khi mua đồ dùng được làm bằng Titan.
Thanh Tâm – Chợ giá
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.