Thị trường hồ tiêu: Nỗi lo cung vượt cầu

Phản hồi: 1

CHỢ GIÁ – Trong vài tuần qua, thông tin xuất hiện ngày càng nhiều lô hàng tiêu xuất khẩu sang Trung Quốc đã thổi luồng sinh khí mới vào một thị trường vốn đã ảm đạm trong nhiều tháng.

Trung QUốc hiện đang nhập khẩu trung bình 40.000 – 50.000 tấn tiêu của Việt Nam mỗi năm. Vậy nhưng xuất khẩu tiêu chỉ đạt chưa đến 3.000 tấn trong 5 tháng đầu năm vào thị trường này.Theo dự báo của các chuyên gia, xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh cho đến cuối năm, đây là tác nhân thúc đẩy giá tiêu trong nước.

Tuy nhiên, hiện tại, áp lực tăng lãi suất cơ bản đang buộc các nhà nhập khẩu không vội ký hợp đồng mới trong khi hàng vẫn còn. Các nhà đầu cơ trong nước cũng phải bán nhanh để tránh bị lỗ do lãi suất cao. Kết quả là thị trường liên tục trong tình trạng cung vượt cầu.

Thị trường hồ tiêu: Nỗi lo cung vượt cầu
Thị trường hồ tiêu: Nỗi lo cung vượt cầu.

Hiện Việt Nam là một trong bốn nước sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, chiếm hơn 90% kim ngạch thương mại. Sản lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 50% sản lượng tiêu thụ của thế giới.

Theo dự báo, nhu cầu tiêu toàn cầu sẽ tăng 2 – 3% mỗi năm sau năm 2030 và có thể đạt 1 triệu tấn vào năm 2050. Để giữ được vị thế như hiện nay, thị trường tiêu thụ hồ tiêu toàn cầu ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Các chuyên gia cho rằng cần có chiến lược cải tiến toàn diện cả về tổ chức nông dân và kỹ thuật từ trồng trọt đến chế biến và tiêu thụ.

Thời gian qua, ngành nông nghiệp các cấp đã tập trung hướng dẫn, khuyến khích người dân trồng tiêu theo hướng bền vững. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc lựa chọn vùng đất phù hợp đảm bảo nguồn nước tưới, phục tráng các giống tiêu tốt để hỗ trợ nông dân sản xuất của các công ty và hợp tác xã. Đồng thời, tăng cường tập huấn, hướng dẫn người sản xuất hồ tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm hạn chế tình trạng chết hàng loạt, giúp cây trồng phát triển bền vững.

Thụy Trang – Chợ Giá