Cần cân bằng cung – cầu cho thị trường hồ tiêu Việt Nam

Phản hồi: 1

CHỢ GIÁ – Do biến động thời tiết và đợt dịch COVID-19 năm 2021, nhiều hộ trồng tiêu sẽ không đạt được sản lượng tiêu như mong đợi. Vấn đề này đang diễn ra đồng loạt tại các vùng trồng tiêu trên cả nước.

Đại diện Hiệp hội Hồ tiêu thế giới (IPC) cho biết, ngoài Brazil được mùa hồ tiêu trong thời gian này, các nước sản xuất hồ tiêu khác như Indonesia, Ấn Độ đều rơi vào tình trạng khan hiếm hàng hóa và nguyên liệu.

Bên cạnh đó, việc các nước khắc phục được một phần khó khăn do dịch COVID-19 và mở cửa trở lại các nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uốn… khiến lượng tiêu thụ gia vị tiêu tăng vọt. Trong khi đó, sản lượng của nông dân bị suy giảm do đại dịch cũng như do giá tiêu giảm gần đây. Hai xu hướng trái ngược nhau đang khiến ngành dự báo thắt chặt nguồn cung vào năm 2022.

Cần cân bằng cung - cầu cho thị trường hồ tiêu Việt Nam
Cần cân bằng cung – cầu cho thị trường hồ tiêu Việt Nam.

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Intimex, cho biết giá tiêu nguyên liệu có thể lên tới 100.000 đồng/kg vào năm 2022, thậm chí có thể cao hơn nếu các thị trường trên thế giới đồng loạt mua vào để phục vụ các hoạt động tái tiêu dùng của người dân.

Mặc dù giá tiêu rất khó để quay trở lại mức đỉnh 230.000 đồng/kg vào năm 2016, nhưng ngành tiêu Việt Nam kỳ vọng giá tiêu sẽ đạt 150.000 đồng/kg. Việt Nam luôn đứng đầu về giá tiêusản xuất và xuất khẩu, vì vậy, miễn là các công ty không bán hàng thì sẽ có thể đẩy giá hạt tiêu lên. Do các nước khác cũng đã giảm diện tích trồng tiêu nên nguồn cung toàn cầu cũng khan hiếm. Để bù đắp tình trạng khan hiếm, thiếu nguyên liệu hồ tiêu cho chế biến và xuất khẩu, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã tính đến tình hình nhập khẩu hồ tiêu từ các nước lân cận.

Thụy Trang – Chợ Giá

Bạn thấy bài viết này thế nào?