Profit Margin là gì? Phân biệt 4 loại Profit Margin khác nhau

Phản hồi: 1

Chợ giá – Có rất nhiều chỉ số để đánh giá hiệu suất hoạt động của một công ty như chỉ số ROI, ROE, Net Revenue, Gross Margin,…Trong đó phải kể đến Biên lợi nhuận (Profit Margin). Vậy Profit Margin là gì? Cách tính Profit Margin như thế nào? Hãy cùng chúng tôi xem phần tiếp theo của bài viết.

Profit Margin là gì?

Profit Margin (Biên lợi nhuận) là một trong những tỷ lệ sinh lời thường được sử dụng để đánh giá mức độ kinh doanh hiệu quả của một công ty. Nó thể hiện phần trăm doanh thu đã chuyển thành lợi nhuận.

Nói một cách đơn giản, con số phần trăm cho biết doanh nghiệp đã tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho mỗi phần doanh thu. Ví dụ: nếu một doanh nghiệp báo cáo đã đạt được biên lợi nhuận 35% trong quý trước, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp có lợi nhuận ròng là 0,35% cho một hoạt động kinh doanh.

profit margin là gì
Chỉ số Profit Margin thường được sử dụng để đánh giá mức độ kinh doanh hiệu quả của một công ty.

Có nhiều loại Profit Margin (Biên lợi nhuận) khác nhau. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh thông thường, biên lợi nhuận đề cập đến tỷ suất lợi nhuận ròng, lợi nhuận cuối cùng của một công ty sau khi lấy doanh thu trừ tất cả các chi phí, bao gồm thuế và các khoản chi phí bán lẻ.

Profit Margin (Biên lợi nhuận) được các nhà đầu tư và chính các doanh nghiệp sử dụng làm thước đo về chỉ số về sức khỏe tài chính, kỹ năng quản lý và tiềm năng tăng trưởng của công ty trong tương lai.

Do tỷ suất lợi nhuận điển hình thay đổi theo lĩnh vực ngành, nên cần thận trọng khi so sánh các số liệu của các doanh nghiệp khác nhau.

Phân biệt 4 loại Profit Margin (Biên lợi nhuận) khác nhau


Công thức tính profit margin
Công thức tính Profit Margin cơ bản bằng tỷ suất thu nhập thuần/doanh thu thuần

Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)

Là tỷ suất giữa doanh thu thuần trừ đi các chi phí liên quan trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm như nguyên vật liệu đầu vào, nhân công, …gọi chung là giá vốn hàng bán. Sau đó chia cho doanh thu thuần sẽ được biên lợi nhuận gộp.

Biên lợi nhuận gộp được thực hiện trên mỗi dòng sản phẩm, các công ty thường phân tích dựa trên các dòng sản phẩm của công ty nhưng thường không công bố đại trà. Biên lợi nhuận gộp cho thấy bức tranh tài chính về khả năng sinh lời cơ bản nhất của công ty.

Công thức:

Biên lợi nhuận gộp = (Doanh thu thuần – COGS)/ Doanh thu thuần

Trong đó, COGS = chi phí bán hàng

Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin)

Là tỷ suất của việc lấy thu nhập từ hoạt động kinh doanh chia cho doanh thu. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh được trừ đi chi phí bán hàng, chi phí quản lý và điều hành, lợi nhuận gộp của công ty, còn gọi là thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT). Thu nhập này được trả cho các cổ động cũng như đóng thuế và tiền lãi ngân hàng.

Biên lợi nhuận hoạt động được các ngân hàng và nhà đầu tư đánh giá cho việc mua lại cổ phần công ty.

Biên lợi nhuận hoạt động = (Thu nhập hoạt động kinh doanh/ Doanh thu)*100

Biên lợi nhuận trước thuế (Pretax Profit Margin)

Là tỷ suất của thu nhập trước thuế chia cho doanh thu. Thu nhập trước thuế là thu nhập từ hoạt động kinh doanh trừ chi phí lãi vay và chi phí điều chỉnh các khoản lãi lỗ , thu nhập trước thuế còn gọi là EBT.

Biên lợi nhuận thuần (Net Profit Margin)

Biên lợi nhuận thuần được tính bằng cách chia lợi nhuận thuần cho doanh thu thuần trong một khoảng thời gian nhất định. Khi tính toán biên lợi nhuận, ta xem lợi nhuận ròng và lợi nhuận thuần là tương tự nhau. Doanh số và doanh thu cũng tương tự nhau.

Lợi nhuận thuần được xác định bằng cách lấy doanh thu trừ đi các chi phí liên quan, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, lao động, chi phí hoạt động, tiền thuê, trả lãi và thuế.

  • Công thức 1: Biên lợi nhuận thuần = Lợi nhuận thuần / Doanh thu thuần = (Doanh thu thuần – Chi phí) / Doanh thu thuần = 1 – (Chi phí / Doanh thu thuần)
  • Công thức 2: Biên lơi nhuận thuần = [(Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí vận hành – Chi phí khác – Lãi vay – Thuế)/ Doanh thu] *100

Cổ tức chi trả cho cổ đông không được xem là chi phí nên không xét trong công thức.

Ví dụ đơn giản minh họa:

Một doanh nghiệp có doanh thu thuần là 100.000 tỷ trong quý trước và chi phí tổng cộng là 80.000 tỷ cho tất cả các loại chi phí khác nhau.

Biên lợi nhuận thuần = 1 – (80.000 / 100.000) = 1 – 0,8 = 0,2 tức là 20%.

Có thể nói rằng trong quý vừa qua, doanh nghiệp đã tạo ra 20% lợi nhuận cho việc kinh doanh của mình.

Các ngành có Profit Margin (Biên lợi nhuận) cao

Ngành công nghiệp kinh doanh mặt hàng xa xỉ phẩm, phụ kiện cao cấp thường hoạt động dựa trên tiềm năng sinh lợi cao, nhưng doanh thu thấp, Ví dụ như một chiếc ô tô cao cấp, số lượng hạn chế, chỉ được sản xuất khi có đơn đặt hàng, đảm bảo cho nó trở thành quy trình kinh doanh chi phí thấp, không tốn nhiều chi phí vận hành.

Ngành công nghiệp phần mềm sản xuất phần mềm hoặc trò chơi điện tử, ban đầu số lượng lớn với hàng triệu bản với chi phí thấp.

Các doanh nghiệp về mỹ phẩm, dược phẩm ban đầu có thể chịu chi phí lớn về nghiên cứu, sản xuất nhưng họ thu được lợi nhuận lớn, tỷ suất lợi nhuận cao khi bán loại mỹ phẩm được bảo hộ sáng chế mà không có sự cạnh tranh.

Kết luận

Qua bài viết hy vọng bạn đã hiểu rõ hết Profit Margin là gì, cũng như cách tính Profit Margin nhanh chóng. Hy vọng kiến thức trên giúp bạn tìm ra bức tranh tài chính của doanh nghiệp mình.

Thanh Tâm – Chợ giá