Nợ xấu là gì? Các cấp độ nợ xấu mà bạn cần phải biết

Phản hồi: 1

CHỢ GIÁ – Nợ xấu là một thuật ngữ rất quen thuộc trong ngành tài chính ngân hàng. Vậy nợ xấu là gì, các cấp độ nợ xấu và những ảnh hưởng của nó như thế nào? Hãy cùng Chợ Giá tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau đây.

Xem thêm:

Hướng dẫn cách xóa nợ xấu CIC năm 2022

Đáo hạn là gì? Những lưu ý quan trọng về đáo hạn mà nhiều người chưa biết

Như thế nào được xem là nợ xấu?

Trong ngành tài chính ngân hàng, nợ xấu (hay còn gọi là nợ khó đòi) là một vấn đề khá nan giải. Vậy nhưng đối với người đi vay, rất nhiều người đang mơ hồ hoặc hoàn toàn không hiểu gì về nợ xấu. 

Nợ xấu là gì? Các cấp độ nợ xấu mà bạn cần phải biết
Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là khoản nợ mà người vay không thể chi trả khi đến hạn thanh toán theo những cam kết trong hợp đồng. Nếu người vay không hoàn thành việc trả nợ sau 90 ngày kể từ ngày đến hạn thì đây sẽ được xem là nợ xấu. Khi đó, Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) sẽ liệt người đó vào danh sách khách hàng nợ xấu.

Các cấp độ nợ xấu

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ xấu được chia thành 5 cấp độ (nhóm).

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

Theo quy định, nhóm nợ đủ tiêu chuẩn được chia thành 3 loaijnhuw sau:

  • Loại 1: Khoản nợ vẫn còn đang trong hạn và được đánh giá có khả năng thu hồi được cả tiền gốc và lãi đúng hạn.
  • Loại 2: Khoản nợ có thời gian quá hạn dưới 10 ngày nhưng có khả năng thu hồi được vốn, lãi khoản nợ quá hạn và có thể hu hồi phần gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
  • Loại 3: Khoản nợ thuộc danh sách nhóm nợ có rủi ro thấp.

Nhóm 2: Nhóm nợ cần chú ý

Tượng tự nhóm 1, nợ cần chú ý cũng được chia thành 3 loại như sau:

  • Loại 1: Khoản nợ đã quá hạn trả đến 90 ngày (ngoại trừ những khoản nợ quá hạn trả dưới 10 ngày được đánh giá có khả năng thanh toán đúng hạn và nhóm nợ có rủi ro cao hơn.
  • Loại 2: Khoản nợ đã được sửa đổi thời hạn trả nợ lần 1 và vẫn còn trong khoảng thời gian hạn (trừ những khoản nợ đã được điều chỉnh lại thời gian trả nợ và những khoản nợ do tổ chức tín dụng/chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại vào nhóm nợ ít rủi ro hơn).
  • Loại 3: Khoản nợ được chia vào nhóm rủi ro cao hoặc thấp hơn.

Nhóm 3: Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn

Nợ dưới tiêu chuẩn được chia thành 4 loại:

  • Loại 1: Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày (trừ nợ được phân loại vào nhóm rủi ro cao hơn).
  • Loại 2: Nợ đã được gia hạn lần đầu và vẫn còn trong hạn (trừ khoản nợ đã được điều chỉnh lại thời hạn trả nợ và nợ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại vào nhóm rủi ro thấp hơn và rủi ro cao hơn).
  • Loại 3: Nợ được miễn hoặc giảm lãi vì người vay không có khả năng trả lãi theo hợp đồng (trừ nợ thuộc nhóm rủi ro cao hơn).
  • Loại 4: Khoản nợ chưa thu hồi được trong 30 ngày kể từ khi có quyết định thu hồi trong các trường hợp dưới đây:

+ Khoản nợ đã vi phạm khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 và Điều 127; khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung).

+ Khoản nợ đang trong thời hạn thu hồi dựa theo kết quả thanh, kiểm tra hoặc phải thu hồi trước hạn theo quyết định của các  tổ chức tín dụng/ chi nhanh ngân hàng nước ngoài do có xuất hiện vi phạm đến từ phía người vay.

+ Các khoản nợ thuộc nhóm 3 theo khoản 2, khoản 3 Điều 10 và khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.

Nợ xấu là gì? Các cấp độ nợ xấu mà bạn cần phải biết
Nợ xấu gồm nhiều cấp độ khác nhau.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

Nợ nghi ngờ là nhóm nợ gồm những loại sau:

  • Những khoản nợ đã quá hạn thanh toán từ 181 đến 360 ngày (ngoại trừ nợ được trong nhóm nợ có rủi ro cao).
  • Khoản nợ đã được điều chỉnh lại thời hạn thanh toán nợ lần đầu đã quá hạn đến 90 ngày kể từ hạn cuối tả nợ, đã được cơ cấu lại lần đầu (ngoại trừ nợ được trong nhóm nợ có rủi ro cao).
  • Khoản nợ được điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần 2 còn trong hạn (trừ khoản nợ đã được điều chỉnh lại thời hạn trả nợ và nợ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại vào nhóm rủi ro thấp hơn).
  • Khoản nợ chưa thu hồi được cách ngày có quyết định thu hồi từ 30 – 60 ngày được quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
  • Khoản nợ phải thu thồi theo kết quả thanh, kiểm tra chưa thu hồi được đã quá hạn 60 ngày.
  • Khoản nợ người vay vi phạm hợp đồng chưa thu hồi được từ 30- 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi, buộc phải thu hồi trước hạn.
  • Khoản nợ được xếp vào nhóm 4 tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 và nhóm 4 tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Nhóm nợ này gồm những loại sau:

  • Các khoản nợ đã quá hạn trên 360 ngày.
  • Khoản nợ đã được điều chỉnh lại thời gian thanh toán lần 1 nhưng vẫn quá hạn trên 91 ngày kể từ ngày điều chỉnh.
  • Khoản nợ đã điều chỉnh thời hạn trả nợ lần thứ 2 những vẫn tiếp tục chậm trễ.
  • Khoản nợ được điều chỉnh thời hạn trả nợ từ lần thứ 3 trở lên (trừ khoản nợ đã được điều chỉnh lại thời hạn trả nợ và nợ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại vào nhóm rủi ro thấp hơn).
  • Khoản nợ đã được quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, vượt quá thời hạn trả nợ 60 ngày kẻ từ khi có quyết định thu hồi.
  • Khoản nợ quá hạn 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi theo kết quả thanh tra mà chưa thu hồi được.
  • Nợ buộc thu hồi trước hạn do vi phạm thỏa thuận bởi người vay đã quá hạn 60 ngày và buộc phải thu hồi trước hạn theo quyết định của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  • Nợ do tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài là người vay bị đang bị kiểm soát đặc biệt và phong tỏa vốn và tài sản.
  • Khoản nợ thuộc nhóm 5 theo khoản 3 Điều 10 và nhóm 5 theo khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.

Phát sinh nợ xấu có ảnh hưởng gì không?

Những người hoặc doanh nghiệp có nợ xấu sẽ được ghi vào danh sách nợ xấu của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC). Một khi đã có tên trong danh sách nợ xấu của CIC, việc vay vốn từ các ngân hàng hay tổ chức tín dụng sẽ trở nên khó khăn hơn.

Nợ xấu là gì? Các cấp độ nợ xấu mà bạn cần phải biết
Nợ xấu sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn.

Làm cách nào để phòng tránh nợ xấu?

Có một số biện pháp để phòng tránh nợ xấu như:

  • Theo dõi chi phí: Giữ sự chủ động trong tài chính bằng cách theo dõi chi phí hàng tháng và hạn chế chi tiêu vô nghĩa.
  • Tạo kế hoạch tài chính: Xác định mục tiêu tài chính và tạo kế hoạch để đạt được chúng.
  • Tránh vay tiền: Tránh vay tiền nếu không cần thiết, hoặc chỉ vay nếu có khả năng trả nợ.
  • Trả nợ đúng hạn: Hãy trả nợ đúng hạn để tránh phí quá hạn và tổn thất tín dụng.
  • Sử dụng tài khoản ngân hàng: Sử dụng tài khoản ngân hàng để quản lý chi phí và trả nợ.

Trên đây là những thông tin về nợ xấu. Chợ Giá hy vong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ được nợ xấu là gì và các cấp độ trong nợ xấu để chủ động hơn trong kế hoạch tài chính của bản thân.

Bạn thấy bài viết này thế nào?