Ngân hàng Nhà nước giảm khối lượng phát hành tín phiếu, áp lực tỷ giá và dư thanh khoản đã hạ nhiệt?

Phản hồi: 1

Trong 2 tháng gần đây, do đồng USD bật tăng mạnh tạo áp lực lên tỷ giá USD/VND và tình trạng dư thanh khoản tại các Ngân hàng Thương mại ngày càng cao nên Ngân hàng Nhà nước đã liên tiếp tổ chức các phiên phát hành tín phiếu để rút bớt tiền ra khỏi hệ thống.

Trong phiên phát hành mới nhất ngày hôm qua 09/10, các chỉ số về khối lượng trúng thầu, lãi suất trúng thầu và các thành viên tham gia thầu đều giảm rõ rệt. 

image2
Kết quả phát hành tín phiếu ngày 09/10/2023. Nguồn: SBV

Cụ thể, theo thông tin được công bố trên trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) thì: Ngày 9/10, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chào bán tín phiếu 28 ngày theo cơ chế đấu thầu lãi suất. Kết quả đạt được: Có 4/10 thành viên tham gia trúng thầu với tổng khối lượng trúng thầu đạt gần 5000 tỷ VNĐ và lãi suất trúng thầu là 1%/năm. 

Trước đó, đã mở lại kênh hút tiền qua tín phiếu vào phiên 21/9 sau hơn 6 tháng tạm ngưng trong bối cảnh thanh khoản hệ thống dư thừa và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng duy trì ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021.

Từ ngày 21/09 đến nay Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện liên tiếp 13 phát hành tín phiếu thời hạn 28 ngày. 

Chợ Giá tổng hợp lại kết quả từ các phiên phát hành trước và mời bạn theo dõi trong bảng dưới đây: 

Ngày Số thành viên tham gia/ trúng thầu Khối lượng trúng thầu (tỷ đồng) Lãi suất trúng thầu (%/năm)
21/09/2023 17/2 10.000 0,69
22/09/2023 16/5 10.000 0,5
25/09/2023 13/4 10.000 0,49
26/09/2023 11/9 20.000 0,58
27/09/2023 12/9 20.000 0,65
28/09/2023 11/8 19.999,8 0,7
29/09/2023 4/4 3.800 1
02/10/2023 8/6 6.900 1
03/10/2023 7/6 10.000 1,18
04/10/2023 7/5 10.000 1,3
05/10/2023 9/6 9.999,9 1,3
06/10/2023 8/7 9.999,9 1,28
09/10/2023 10/4 4.999,9 1

 

Theo tổng kết trên, từ cuối tháng 9 đến nay Ngân hàng Nhà nước đã hút được gần 145.000 tỷ đồng nhờ phát hành tín phiếu, có nghĩa là tương ứng 145.000 tỷ đồng được rút ra khỏi hệ thống. Khối lượng trúng thầu của phiên gần nhất ngày 09/10 giảm mạnh so với phiên trước đó và là phiên thấp thứ 2 trong tổng số 13 phiên. Lãi suất trúng thầu giảm 20-30% so với các phiên trong tuần trước, chỉ còn ở mức 1%. Số thành viên tham gia trúng thầu cũng giảm chỉ có 4 thành viên 


Xem thêm: Hướng dẫn cách tăng hạn mức chuyển tiền Vietcombank $nam%

Theo nhiều nhà phân tích thì động thái phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước nhằm mục đích điều chỉnh thanh khoản trong hệ thống trong ngắn hạn, kỳ vọng đẩy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng VND, qua đó gián tiếp hỗ trợ đồng VND, giảm bớt chênh lệch tỷ giá USD/VND. Mặt khác, kinh tế đất nước trong năm nay chứng kiến tình trạng tiền tiết kiệm của người dân và doanh nghiệp đổ vào hệ thống ngân hàng mà ít được đưa ra tái sản xuất kinh doanh, việc phát hành này sẽ giúp ‘chữa bệnh’ dư thừa thanh khoản phần nào cho hệ thống ngân hàng. 

image1 5

Từ kết quả của cuộc phát hành gần nhất thì có lẽ tình trạng dư thừa thanh khoản và áp lực tỷ giá đã phần nào bớt căng thẳng nên Ngân hàng Nhà nước giảm bớt khối lượng phát hành tín phiếu. Sau hàng loạt động thái phát hành tín phiếu thời gian gần đây của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá USD/VND đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) hôm 9/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.069 VND/USD, giảm 5 đồng so với cuối tuần qua.

Tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng là 25.272 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.865 VND/USD.

Theo các chuyên gia, với tình hình xuất siêu mạnh, FDI tăng trưởng trở lại,và lượng dự trữ ngoại tệ bổ sung thêm trong 6 tháng đầu năm sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước có đủ vị thế để hạ nhiệt tỷ giá, tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước hạn chế can thiệp mạnh tỷ giá để có lợi cho việc xuất khẩu, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 

 

Hà Giang

5/5 - (1 bình chọn)