Chợ giá – NDA là một loại hợp đồng có tính pháp lý nhằm thiết lập sự bảo mật giữa hai bên — chủ sở hữu của thông tin (người sử dụng lao động) và người nhận thông tin đó (người lao động). Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn NDA là gì và cách thực hiện NDA?
NDA là gì?
NDA (Non – disclosure agreement) là một thỏa thuận có tính pháp lý nhằm bảo mật thông tin của người lao động và người sử dụng lao động. Khi ký kết NDA, người lao động đồng ý giữ thông tin bí mật mà bên người sử dụng lao động chia sẻ với họ.
Ngoài việc không tiết lộ thông tin khi không được sự đồng ý, người nhận thông tin phải đồng ý không sao chép, sửa đổi hoặc sử dụng thông tin bất hợp pháp, không được phép của chủ sở hữu.
Các trường hợp hợp đồng NDA bảo vệ bí mật thông tin gồm có:
- Các mô hình kinh doanh được giữ bí mật giữa các bên liên quan
- Kế hoạch sản xuất sản phẩm mới của công ty
- Thông tin về cá nhân khách hàng hoặc danh sách khách hàng của công ty
- Kết quả xét nghiệm trong bệnh viện không được tiết lộ khi chưa có sự đồng ý
- Bản phát hành tin tức truyền thông chưa được tiết lộ
NDA là một bản hợp đồng nhằm xác nhận chắc chắn các thông tin quan trọng được bảo mật trong nhiều tình huống khác nhau. Do đó, bạn cần phải biết các thỏa thuận pháp lý này gồm những điều gì trước khi ký đồng ý hợp đồng. Như bạn đã biết, thông tin hữu ích có thể giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn trong khi thực hiện một dự án.
Mục đích của NDA là gì?
Một thỏa thuận không tiết lộ thông tin (NDA) có thể giúp bạn tránh được nhiều vấn đề rắc rối, đặc biệt khi bạn là chủ doanh nghiệp.
Nếu không có NDA, thông tin bí mật của công ty có thể bị tiết lộ công khai hoặc được sử dụng bởi nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng một cách không chính đáng.
Thỏa thuận NDA có thể đảm bảo thông tin quan trọng được bảo mật và bạn có thể thực hiện các biện pháp pháp lý cứng rắn nếu hợp đồng bị vi phạm.
Chức năng của việc thỏa thuận bảo mật NDA
Bảo vệ các thông tin quan trọng
Khi ký kết NDA, những người tham gia vào hợp đồng có trách nhiệm không tiết lộ thông tin mà những người chủ sở hữu chia sẻ với họ. Nếu thông tin bị lộ, người chủ sở hữu có thể yêu cầu bồi thường vì hành vi vi phạm hợp đồng.
Thỏa thuận NDA nêu rõ thông tin nào là riêng tư và thông tin nào là được phép chia sẻ. Trong nhiều trường hợp, thỏa thuận đóng vai trò như một tài liệu phân loại thông tin độc quyền.
Những thông tin bí mật có thể gồm các mục dưới đây:
- Hồ sơ kinh doanh và bản kế hoạch kinh doanh.
- Thông tin tài chính kế toán
- Bí mật thương mại
- Các sáng chế độc quyền
- Dữ liệu kỹ thuật, thiết kế
- Chi tiết hợp đồng
- Danh sách đối tác
- Khách hàng tiềm năng
- Thông tin chi tiết về khách hàng
- Thông tin có thể chia sẻ bao gồm
- Kiến thức công cộng phổ quát
- Thông tin hợp pháp từ bên thứ ba
- Thông tin được phát hiện một cách độc lập bởi người nhận hợp đồng
Thông tin mà chủ hợp đồng cho phép người nhận tiết lộ
- Các thông tin khác mà hai bên đồng ý được công khai thể hiện trên văn bản
- Các điều khoản bổ sung trong hợp đồng NDA
- Yêu cầu hai bên không được gian lận hợp đồng
- Thực hiện trong giới hạn thời gian nhất định
Các định nghĩa về thông tin bảo mật cần được nêu rõ thành danh mục được đề cập trong thỏa thuận hợp đồng.
Ví dụ: một bản hợp đồng bảo mật NDA cho bộ sưu tập thời trang của một nhà thiết kế độc quyền có thể bao gồm những điều như sau:
- Danh sách khách hàng và lịch sử mua hàng
- Thông tin tín dụng tài chính
- Quy trình đổi mới sản phẩm
- Số liệu tồn kho và bán hàng
Khoảng thời gian thực hiện hợp đồng cũng thường được đề cập trong NDA, thường là vài năm.
Người tạo ra hợp đồng có thể truy cập, chỉnh sửa và sao chép bảng NDA của mình bằng bất kỳ thiết bị nào. Tài liệu có thể sử dụng chữ ký điện tử hoặc tải xuống ở định dạng PDF hoặc Word.
Giữ bản quyền sáng chế
Trong trường hợp công ty phát triển sản phẩm mới, một thỏa thuận bảo mật NDA được lập ra có thể giúp nhà phát minh giữ bản quyền bằng sáng chế.
Việc tiết lộ công khai một sáng chế mới có thể làm mất quyền sáng chế. NDA được soạn thảo đúng cách có thể giúp người sáng tạo ban đầu nắm giữ quyền làm chủ độc quyền với sản phẩm hoặc ý tưởng của mình.
Các bước thực hiện hợp đồng NDA cho doanh nghiệp
NDA là yếu tố vô cùng quan trọng nhưng thường bị các doanh nghiệp bỏ sót. Sai lầm này thường dẫn đến các thông tin quan trọng, bí mật kinh doanh có nguy cơ bị tiết lộ. Dưới đây là các bước cần thiết để thực hiện NDA cho doanh nghiệp:
- Bước 1: Soạn thảo hợp đồng NDA và yêu cầu nhân viên ký kết
- Bước 2: Thực hiện bảo vệ thông tin công ty trong phạm vi nội bộ
- Bước 3: Thực hiện việc phỏng vấn trước và sau khi có nhân viên nghỉ việc
- Bước 4: Theo dõi nhân viên cũ & công ty mới của nhân viên đó
Một số câu hỏi liên quan đến thỏa thuận NDA
Hợp đồng NDA kéo dài trong bao lâu?
Nói chung, khoảng thời gian trong hợp đồng có thể giới hạn chừng nào thông tin trong đó vẫn còn hữu ích. Tùy thuộc vào tính chất của thông tin đã được trao đổi mà thời gian hiệu lực có thể ngắn hơn một năm, vài năm hoặc nhiều năm.
Tuy nhiên, thông tin như bí mật thương mại và bằng sáng chế, có giá trị lâu dài thường được giữ bí mật trong một khoảng thời gian không xác định.
Điều gì xảy ra nếu vi phạm NDA?
Vi phạm một hợp đồng thông tin NDA cũng giống như bất kỳ hợp đồng nào khác, cần phải bồi hoàn thích đáng cho người sở hữu hợp đồng như đã quy định. Tuy nhiên, nếu bạn muốn giảm nhẹ sự việc, có thể liên hệ luật sư để bào chữa hoặc giảm nhẹ tình huống.
Kết luận
Qua bài viết trên chúng tôi đã giải thích chi tiết là NDA là gì cũng như những thông tin được cung cấp trong NDA. Nếu bạn cần tư vấn thực hiện NDA, nên nhờ sự tư vấn của luật sư chuyên môn để thảo ra hợp đồng phù hợp nhé!
Thanh Tâm – Chợ giá
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.