Lạm phát là gì? Cách phòng ngừa rủi ro lạm phát

Phản hồi: 1

Chợ giá – Lạm phát có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế theo một số cách. Lạm phát quá nhiều thường được coi là có hại cho một nền kinh tế, trong khi lạm phát quá ít cũng được coi là có hại. Vậy lạm phát là gì và cách phòng ngừa rủi ro lạm phát?

Tìm hiểu về khái niệm lạm phát là gì?

Lạm phát là sự giảm giá trị của đồng tiên theo một khoảng thời gian nhất định. Điều này có thể thấy rõ qua việc tăng giá bán của một số hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nào đó. Sự gia tăng này ở mức chung giữa các hàng hóa, ở một tỷ lệ phần trăm nào đó. Nghĩa là cùng một số tiền, bạn mua ít hàng hóa hơn so với thời điểm trước.

Lạm phát là gì
Lạm phát gây ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống của nhân dân

Giả sử năm trước bạn mua một bó rau giá 5 nghìn, một chiếc xe máy giá 20 triệu. Nhưng năm sau giá của hai mặt hàng này tăng lên 5.500 đồng và xe máy tăng 20.200.000 đồng. Ta gọi đơn giản là đang xảy ra lạm phát 10%.

Lạm phát có thể đối lập với giảm phát. Giảm phát xảy ra khi sức mua của đồng tiền tăng lên và giá cả giảm xuống với các loại hàng hóa trong cùng một giai đoạn.

Lạm phát còn gọi là đồng tiền mất giá, giả cả tăng lên và bạn mua ít hàng hóa hơn.

Khi một loại tiền tệ mất giá trị, giá cả tăng lên và nó mua ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Sự mất sức mua này tác động đến chi phí sinh hoạt chung của công đồng, dẫn đến giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Các nguyên nhân gây ra lạm phát

Sự gia tăng cung tiền là căn nguyên của lạm phát, thông qua các cơ chế khác nhau trong nền kinh tế. Các cơ quan quản lý tiền tệ có thể tăng cung tiền bằng cách in thêm tiền.

Trong tất cả các trường hợp cung tiền tăng lên, tiền mất sức mua. Các cơ chế dẫn đến lạm phát có thể được phân loại thành ba loại: lạm phát do cầu kéo , lạm phát đẩy và lạm phát tích hợp.

nguyên nhân lạm phát
Sự gia tăng cung tiền là căn nguyên của lạm phát và gây ra các hậu quả kéo dài

Hiệu ứng kéo theo nhu cầu

Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi cung tiền tăng lên, dẫn đến sức mua nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng lên, nhưng khả năng sản xuất của nền kinh tế không đổi. Điều này làm tăng nhu cầu và dẫn đến tăng giá.

Khi có nhiều tiền hơn, con người muốn chi tiêu cao hơn và nhu cầu gia tăng này kéo giá cả cao hơn. Nó tạo ra khoảng cách cung cầu, khi nhu cầu cao mà nguồn cung kém linh hoạt hơn, dẫn đến đẩy giá cả cao hơn.

Hiệu ứng đẩy chi phí

Lạm phát do chi phí đẩy là kết quả của sự gia tăng giá các yếu tố đầu vào sản xuất. Khi giá của các mặt hàng chính yếu gia tăng, kéo theo giá của các loại hàng hóa trung gian cũng tăng theo. Ví dụ, chi phí một chiếc áo tăng lên thì phí vải, chỉ, nút áo,…cũng tăng lên.

Khi nguồn cung tiền và tín dụng bổ sung được chuyển vào thị trường hàng hóa hoặc tài sản khác và đặc biệt khi điều này đi kèm với một cú sốc kinh tế tiêu cực đối với nguồn cung các mặt hàng chính, chi phí cho tất cả các loại hàng hóa trung gian sẽ tăng lên.

Khi chi phí đầu vào tăng thì giá thành phẩm tăng lên, chi phí tiêu dùng cũng tăng.


Lạm phát tích hợp

Lạm phát tích hợp liên quan đến việc mọi người mong đợi tỷ lệ lạm phát hiện tại sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Khi giá hàng hóa và dịch vụ tăng lên, người lao động kỳ vọng rằng họ sẽ tiếp tục tăng trong tương lai để duy trì mức sống của họ.

Tiền lương của họ tăng lên dẫn đến chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ cao hơn, và chu kì này tiếp tục khi tiền lương tăng thì giá cả hàng hóa tăng hoặc ngược lại.

Những cách kiểm soát lạm phát hiệu quả

cách kiểm soát lạm phát hiệu quả
Có nhiều cách để kiểm soát và chống lại lại phát hiệu quả

Lạm phát có nhiều cách để kiểm soát, một số cách tiêu biểu có thể kể đến như sau:

Chính sách tiền tệ

Ngân hàng Trung ương có thể tăng lãi suất vay. Lãi suất cao hơn làm cho việc vay lãi suất đắt hơn và tăng tiết kiệm hơn. Điều này sẽ dẫn đến tăng trưởng chi tiêu và đầu tư của người tiêu dùng thấp hơn.

Lãi suất cao hơn cũng sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái cao hơn, giúp giảm áp lực lạm phát bằng cách:

  • Làm cho hàng nhập khẩu rẻ hơn.
  • Giảm nhu cầu đối với hàng xuất khẩu.
  • Tăng cường khuyến khích các nhà xuất khẩu cắt giảm chi phí.

Chính sách tài khóa

Chính phủ có thể tăng thuế (như thuế thu nhập và thuế VAT) và cắt giảm chi tiêu công. Điều này cải thiện tình hình ngân sách của chính phủ và giúp giảm nhu cầu chi tiêu trong nền kinh tế.

Cả hai chính sách này đều làm giảm lạm phát bằng cách giảm sự tăng trưởng của tổng cầu. Nếu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, có thể làm giảm áp lực lạm phát mà không gây ra suy thoái.

Nếu một quốc gia có lạm phát cao và tăng trưởng âm, thì việc giảm tổng cầu sẽ khó hơn vì giảm lạm phát sẽ dẫn đến sản lượng thấp hơn và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn. Họ vẫn có thể giảm lạm phát, nhưng sẽ gây tổn hại nhiều hơn cho nền kinh tế.

Cách phòng ngừa rủi ro chống lại lạm phát

Cổ phiếu được coi là công cụ tốt nhất chống lại lạm phát, vì sự gia tăng giá cổ phiếu bao gồm cả những tác động của lạm phát. Vì việc bổ sung cung tiền trong hầu hết các nền kinh tế hiện đại xảy ra khi ngân hàng được bơm tiền. Phần lớn ảnh hưởng đến giá cả xảy ra đối với các tài sản tài chính, chẳng hạn như cổ phiếu, định giá cho tiền tệ.

Vàng cũng được coi là công cụ chống lại lạm phát, thỉnh thoảng có xu hướng giảm phát nhưng thường ít xảy ra hơn.

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu rõ lạm phát là gì? Hiểu về nguyên nhân gây ra lạm phát và những cách phòng tránh là điều cần thiết cho mỗi cá nhân, đất nước.

Thanh Tâm – Chợ giá

Bạn thấy bài viết này thế nào?