Lãi suất cho vay tại các ngân hàng giảm mạnh trong quý 3/2023

Phản hồi: 1

Sự chênh lệch lớn giữa lãi suất tiết kiệm và lãi suất cho vay là vấn đề được nhiều người dân và doanh nghiệp quan tâm. Từ đầu năm đến giờ lãi suất tiết kiệm tại các Ngân hàng thương mại liên tục giảm, mức trung bình thấp hơn cả thời COVID. Trong khi đó, lãi suất cho vay, đặc biệt với các khoản vay cũ giảm rất chậm, vẫn neo ở mức lãi suất cao. 

Lãi suất tiết kiệm giảm liên tục về mức thấp hơn thời COVID

giam lai suat 625
Sự chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân

Ngân hàng Nhà nước đã 04 lần giảm lãi suất chủ chốt trong năm 2023 với mức giảm tổng 0,5%-2,0% để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Điều này đã khiến lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại cũng giảm theo.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng thương mại đã giảm từ mức trung bình 7,5%/năm vào đầu năm xuống còn khoảng  5,5%/năm hiện nay. Lãi suất tiết kiệm trung bình thời covid tại Việt Nam là 6,5%/năm. Như vậy mức lãi suất trung bình hiện nay còn thấp hơn thời COVID. 

So sánh mức lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng hiện nay tại các Ngân hàng thương mại, lãi suất cao nhất là 6,55%/năm tại ngân hàng GPBank. Ngân hàng Bảo Việt và NCB cùng chung mức lãi suất 6,3%/năm, sau đó là CBBank 6,2%/năm. 

Trong nhóm Big4, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng của Agribank, BIDV, Vietinbank là 5,5%/năm còn Vietcombank thấp hơn, ở mức 5,3%/năm.

Với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tiết kiệm thấp nhất thuộc về Ngân hàng ABBank với mức lãi suất là 4,4%/năm


>>> Xem thêm: Lãi suất ngân hàng nào cao nhất vào tháng 10/2023

Lãi suất các khoản vay cũ neo ở mức cao

lai suat vay van o muc cao
Lãi suất thả nổi của các khoản vay cũ điều chỉnh giảm không đồng đều

Mặc dù lãi suất tiết kiệm giảm thấp, lãi suất các khoản vay cũ vẫn neo ở mức cao, chỉ giảm 1-2% so với đầu năm. Lãi suất thả nổi của các khoản vay cũ điều chỉnh giảm không đồng đều, tuỳ vào chính sách của từng Ngân hàng.

Có khách hàng vay từ một ngân hàng TMCP trụ sở tại Hà Nội phản ánh: “Năm ngoái lãi suất cho vay tăng chóng mặt lên đến mức đỉnh điểm là 15% đầu năm nay. Nhưng từ khi lãi suất tiết kiệm liên tục giảm thì lãi suất cho vay chỉ hạ 1,2% so với đầu năm”

Nguyên nhân của việc lãi suất các khoản vay cũ vẫn neo ở mức cao là do cuối năm ngoái, chi phí huy động vốn của các ngân hàng thương mại vẫn ở mức cao. Chi phí huy động vốn của các ngân hàng thương mại chủ yếu đến từ lãi suất tiền gửi. Hiện nay, lãi suất tiền gửi giảm nhưng các Ngân hàng Thương Mại vẫn phải bù đắp một phần chi phí huy động vốn năm ngoái, không thể giảm mạnh lãi suất cho vay cũ. 

Ngoài ra, rủi ro tài sản xấu cũng là một nguyên nhân khiến các ngân hàng thương mại thận trọng trong việc giảm lãi suất cho vay. Các ngân hàng thương mại vẫn đang phải đối mặt với rủi ro tài sản xấu. Điều này khiến các ngân hàng thương mại phải cân nhắc giữa việc giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ phục hồi kinh tế và việc tăng lãi suất cho vay để kiểm soát lạm phát.

Tại nhiều ngân hàng, mức lãi suất cho vay thấp chỉ dành cho các khoản vay mới. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay trung hạn và dài hạn hiện nay chỉ còn khoảng 7-9%/năm. Tuy đã giảm nhiều so với lãi suất cho vay cũ, nhưng lãi suất cho vay mới hiện nay vẫn cao hơn lãi suất cho vay trung bình thời covid tại Việt Nam là 6,5%/năm.

Trên đây là bảng lãi suất vay mới tại các Ngân hàng có vốn Nhà Nước. Trong đó, lãi suất vay thế chấp thấp hơn lãi suất vay tín chấp, dao động ở mức 7-9,5%/năm. Tại các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, lãi suất cho vay mới còn giảm thấp hơn, dao động trong mức 6-8%/năm

Sự chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân trong việc tiếp cận vốn vay.

Để nhận được lãi suất cho vay mới thấp nhất, khách hàng cần có tiềm lực tài chính tốt và lựa chọn ngân hàng thương mại có chính sách ưu đãi cho vay.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tính lãi suất vay và gửi tiết kiệm ngân hàng 2023

Bạn thấy bài viết này thế nào?